logo

Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Sơ đồ tư duy Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Khai thác lược đồ hình 1 và thông tin liên quan, hãy cho biết vị trí địa lí có ảnh hưởng thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trang 54, 55,... 61)

Trả lời: 

- Vị trí địa lí của Việt Nam, tọa lạc ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đã có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Với vị trí địa chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đất nước luôn phải đối mặt với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 

- Đặc biệt, vị trí địa lí của Việt Nam là một cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, cùng với nguồn tài nguyên phong phú và dân cư đông đúc. Nhờ vị trí địa lý đó, các thế lực ngoại xâm đã liên tục tấn công và chiếm đóng Việt Nam, đóng góp vào việc xác định lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 2: Cho biết vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

- Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng, nên trong suốt tiến trình lịch sử đất nước ta luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và thực hiện nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 3: Phân tích vai trò và ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

- Vai trò: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và vâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường; Tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời:

- Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

+ Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)

+ Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)

+ Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

+ Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

+ Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Câu hỏi 2: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi đó.

Trả lời:

- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

+ Người chỉ huy: Ngô Quyền

+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)

+ Người chỉ huy: Lê Hoàn

+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)

+ Người chỉ huy: Lý Thường Kiệt

+ Trận quyết chiến: Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

+ Người chỉ huy: các vua Trần và nhiều tướng lĩnh tài giỏi khác, như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khái,…

+ Trận quyết chiến: trận Bình Lệ Nguyên và Đông Bộ Đầu trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất; trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ hai; trận Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.

- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

+ Người chỉ huy: Nguyễn Huệ

+ Trận quyết chiến: Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

+ Người chỉ huy: Quang Trung (Nguyễn Huệ)

+ Trận quyết chiến: Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).

* Nhận xét:

- Các cuộc cách mạng đều có người lãnh đạo tài ba và có đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; chiến lược linh hoạt

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

- Kết hợp hình thức đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao và tâm lí.

Câu hỏi 3: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, nêu những biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến.

Trả lời:

* Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến:

- Thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã huy động các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc tham gia chiến thuật “Tiên phát chế nhân”. Cuộc khởi nghĩa có sự tham gia tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Bắc Đại Việt. Một số anh hùng tiêu biểu như: Tôn Đản (người dân tộc Nùng), Thân Cảnh Phúc (người dân tộc Tày),...

- Thời nhà Trần thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” (Đoàn kết giữa triều đình với nhân dân). Năm 1285, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Diên Hồng để củng cố quyết tâm và tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa triều đình với nhân dân cả nước.

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ đã đi tới thắng lợi trọn vẹn.

Câu hỏi 4: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Trả lời:

- Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa với mục đích bảo vệ độc lập dân tộc

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.

- Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt với nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

- Sự lãnh đạo tài tình, tài giỏi, mưu lược của các vị tướng: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Nguyễn Huệ…

- Một số nguyên nhân khách quan khác: cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa, đường hành quân xa, thiểu lương thực, không quen địa hình…

Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc

Trả lời:

* Một số cuộc kháng chiến không thành công:

- Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Kháng chiến chống quân Minh (1406 - 1407)

- Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

* Nguyên nhân không thành công:

- Các cuộc kháng chiến chưa huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đường lối kháng chiến, chiến lược, chiến thuật đấu tranh chưa phù hợp

- Người lãnh đạo không kiên quyết, dễ bị dao động trước kẻ thù.

Câu hỏi trang 49 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu 3, em rút ra bài học lịch sử gì?

Trả lời:

- Câu nói của Hồ Nguyên Trừng cho thấy:

+ Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập là sự ủng hộ của nhân dân và tinh thần đoàn kết trong toàn dân.

+ Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước phải luôn chú trọng đến việc tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước. 

Câu hỏi 2: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Trả lời:

- Người lãnh đạo không tập hợp được nhân dân, không thể tăng cường được sự đoàn kết dân tộc, không được ủng hộ bởi khối đoàn dân tộc cộng với những sai lầm trong quá trình lãnh đạo và chỉ huy kháng chiến.

- Sự tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân cũng là nguyên nhân khách quan làm cho cuộc khởi nghĩa thất bại.

Luyện tập - Vận dụng

Câu hỏi 1. Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước năm 1945 (tên, thời gian, chống lại giặc ngoại xâm, chiến thắng tiêu biểu, kết quả). 

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 2. Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao? 

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 3. Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy chỉ ra những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

* Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua:

+ Chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh

+ Đoàn kết giữa tướng lĩnh và binh lính

+ Đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: 

+ Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân

+ Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh

+ Kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

* Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Những bài học trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm và nghị lực, tôn trọng truyền thống và tôn vinh người anh hùng liệt sỹ vẫn mang lại giá trị rất lớn cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 22/01/2024