logo

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Thông thế kỉ XV

Câu hỏi trang 67 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

- Về chính trị:

+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thành công, triều Lê đầu tiên bắt đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, kế thừa từ mô hình thời Trần, Hồ.

+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, triều đình đối mặt với nhiều mâu thuẫn và biến động nội bộ, đặc biệt là sự tranh chấp giữa các phe cánh và sự lộng quyền của một số công thần.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Mặc dù nền kinh tế đã phục hồi, nhưng chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, gây ra thiếu ruộng đất cho một số bộ phận nông dân và ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà nước.

+ Trong xã hội, nạn cường hào và tham ô của quan lại ngày càng trở nên nghiêm trọng, và sự coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

=> Trong bối cảnh này, Lê Thánh Tông đã triển khai tiến hành các chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là trong hệ thống hành chính từ năm 1466.

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Trình bày nội dung cải cách về chính trị của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

* Tổ chức bộ máy chính quyền:

- Trung ương:

+ Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua và tăng cường kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan.

+ Loại bỏ nhiều cơ quan và chức vụ có quyền lực, giảm vị trí và vai trò của các chức quan đại thần.

+ Công việc trong triều đình tập trung vào Lục bộ, do nhà vua điều hành, chịu trách nhiệm trước vua và chịu sự giám sát bởi Lục khoa tương ứng.

+ Vua Lê cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể.

+ Hoàn thiện cơ quan chuyên môn như Thông chính tỵ, Quốc tử giám, được tổ chức trong triều đình.

- Địa phương:

+ Tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính và thiết lập cơ quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện, xã.

+ Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và sau đó mở thêm một đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan quản lí đạo thừa tuyên gồm: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty.

+ Loại bỏ cấp lộ và trấn cũ, thay vào đó là hệ thống phủ, huyện, xã với các chức quan đứng đầu như tri phủ, tri huyện/tri châu, xã trưởng.

* Luật pháp:

- Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được hoàn thiện và ban hành dựa trên bộ luật  trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ.

* Quân đội:

- Từ năm 1466, quân đội được tổ chức lại trên quy mô lớn với 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân), mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.

- Binh lính được nhà nước ưu đãi, đặc biệt là cấp ruộng đất công.

- Kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm của quân đội được quy định chặt chẽ.

* Một số cải cách khác:

- Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc.

- Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật đối quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan.

- Thiết lập quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghỉ ở triều đình.

- Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (trang 67, 71)

Câu hỏi 2: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, trình bày nội dung cải cách về kinh tế, văn hoá của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

* Cải cách về kinh tế:

- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

+ Chính sách lộc điền: Cấp ruộng đất cho quý tộc và quan lại cao cấp theo quy chế thống nhất.

+ Chính sách quân điền: Phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại đến binh lính, những người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..

+ Khuyến khích khai khẩn đồn điền và mở rộng diện tích canh tác trên toàn quốc.

* Cải cách về văn hoá:

- Nho giáo được đề cao, trở thành hệ tư tưởng chính thống của triều đình và xã hội.

- Giáo dục - khoa cử có nhiều đổi mới:

+ Trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám.

+ Mở rộng trường học công đến cấp phủ, huyện.

+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.

+ Tiến sĩ được tôn vinh qua các nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ và khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

- Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ.

- Đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.

- Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Khái quát những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 3: Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2024