J.B.Lamarck – Nhà tự nhiên học người Pháp (1744 – 1829) là người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới, được trình bày trong cuốn “Triết học của động vật học” (1809), và là người đầu tiên phân loại động vật thành 2 nhóm: ĐV không xương sống và ĐV có xương sống. Theo Lamac “Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử”. Mặc dù là người đầu tiên, nhưng người ta cho rằng Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng: Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
A. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
B. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thể hệ
C. Mọi có thể tỏng loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau với ngoại cảnh
D. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng với nahu trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng: Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
>>> Xem thêm : Theo quan niệm của Lamac, tiến hóa là?
Đầu tiên để chứng minh cho học thuyết của mình Lamac đã đưa ra quan niệm về sự hình thành loài hươu cao cổ. Giải thích của ông như sau:
Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.
Qua đó, ông đã đưa ra nguyên nhân về hình thành tiến hóa là: Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau → sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến. Cơ chế biến đổi chính Mổi sinh vật đều chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Cơ quan hoạt động nhiều thì sẽ liên tục phát triển, cơ quan ít hoặc không hoạt động sẽ dần tiêu biến. Và đặc điểm chính là Những đặc điểm thích nghi được hình thành luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Nhưng với những giải thích đó ông đã không thể hoàn toàn chiếm trọn lòng tin của mọi người, và sở dĩ học thuyết của ông vấp phải những hạn chế là do Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
Theo Lamac thì các biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền cho thế hệ sau. Điều này không đúng vì theo di truyền học hiện đại thì thường biến không di truyền.
Theo Lamac, sinh vật có khả năng kịp thời thích nghi phù hợp và trong lịch sử tiến hóa không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với tài liệu cổ sinh vật học: sinh vật không thích nghi với môi trường bị đào thải. VD: bò sát khổng lồ, quyết khổng lồ… bị diệt vong.
Ông cho rằng sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Điều này không đúng với tính vô hướng của biến dị và tính đa hình của quần thể.
Như vậy lựa chọn đáp án A là đúng.
>>> Xem thêm : Đóng góp quan trọng của học thuyết La mác là?
Câu 1: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là?
A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
B. Các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
C. Những biến đổi do tập quán hoạt động
D. Biến dị di truyền
Trả lời:
Đáp án B
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
(1) Đột biến làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.
(2) Biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản là nguồn biến dị chủ yếu.
(3) Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp.
(4) Sự di truyền của các giao tử hay cá thể từ quần thể khác đến đã bổ sung nguồn biến dị cho quần thể.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Trả lời:
Đáp án C
Câu 3: Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể:
A. Lamác
B. Menden
C. Đacuyn
D. Kimura
Trả lời:
Đáp án C
Câu 4: Học thuyết tiến hoá của Đacuyn được đưa ra vào thế kỷ:
A. XVII
B. XVIII
C. XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Trả lời:
Đáp án C
Câu 5: Câu nào sau đây đúng?
A. Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.
B. CLTN là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
C. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN.
D. Đột biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.
Trả lời:
Đáp án B
----------------------------
Từ những giải thích trên, Toploigiai hy vọng các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi của mình là Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng là do Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có thời gian thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Hy vọng, đáp án và giải thích sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập!