logo

Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về kỹ thuật nhảy cao do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn?

Nhảy cao kiểu bước qua có 4 giai đoạn chính là: chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Trong 4 giai đoàn thì giai đoạn giậm nhảy là quan trọng nhất. Mỗi giai đoạn cần có những kỹ năng riêng của nó.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về kỹ thuật nhảy cao dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về kỹ thuật nhảy cao


1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

1.1. Giai đoạn chạy đà 

Giai đoạn lấy đà là giai đoạn đầu tiên của bước nhảy cao trong tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bước chạy, bạn nên xác định xem mình đang chạy bước chẵn hay lẻ. Trường hợp bạn chạy đà chẵn thì nên chạy đà khoảng 6 - 8 bước, trường hợp bạn chạy đà lẻ thì nên chạy đà khoảng 7 - 11 bước.

Mỗi bước chạy đà tương đương với độ dài của 5 - 6 bước chạy liên tiếp. Góc nghiêng từ 30 đến 40 độ được tính từ thanh xà đến số bước nhảy. Khi bạn thực hiện một cú đá, chân phải của bạn phải ở phía bên phải của thanh xà từ hướng nhìn vào thanh xà.

Giai đoạn chạy đà này sẽ bao gồm 3 bước:

- Bước đầu tiên của chạy đà: Bước chân của bạn phải được bước về phía trước với tốc độ nhanh dần lên. Khi bạn chạm đất, hãy nhớ chạm bằng gót chân. Tiếp đến, tiếp tục đưa chân lăn về phía trước để bắt đầu thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.

- Chạy đà bước 2: Bước chạy đà này được coi là dài nhất trong 3 bước chạy lấy đà. Khi thực hiện bước lấy đà này, bàn chân đá lăng của bạn phải được đưa về phía sau lúc chạm đất. Thân của bạn ở tư thế thẳng đứng, không ngả vai về phía sau hay trước khi kết thúc. Khi chạm đất, chân phải thẳng theo chiều lấy đà. Không để xảy ra tình trạng lệnh.

- Chạy đà bước 3: Ở giai đoạn này, bạn nên đặt chân đúng với điểm quy định giậm nhảy. Các bước di chuyển cuối cùng nên ngắn hơn 2 bước một chút. Chân giậm nhảy phải được đặt ngay tại vị trí giậm nhảy còn chân lăng phải cong lên về phía sau. Thân và vai của bạn phải hơi ngả sau sau 1 chút. Những đầu và cổ phải hướng về phía trước.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn
Nhảy cao nằm nghiêng

1.2. Giai đoạn giậm nhảy

Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất trong bài nhảy cao. Vì vậy, bạn nên biết cách phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng, hài hòa với nhau trong quá trình thi đấu.

Khi bạn kết thúc bước chạy đà thì bàn chân giậm nhảy đã ở vào vị trí cần nhảy và chân này phải hơi khuỵu gối mới đúng kỹ thuật nhảy cao cần có. Tiếp theo, bạn dồn lực về phía chân để sẵn sàng thực hiện cú giậm nhảy. Sau đó đá chân về phía trước để chủ động dùng sức ở đùi và sự linh hoạt ở khớp háng để đá chân lên. Tay của bạn lúc này phải được kết hợp với chân đá lăng, đánh 1 vòng xuống dưới rồi đưa lại hướng lên cao. Khi khuỷu tay của bạn ngang với vai, dừng lại để nâng cơ thể lên cao.

1.3. Giai đoạn bay người trên không

Khi bạn thực hiện cú nhảy cao của mình từ mặt đất, đây được gọi là giai đoạn trên không. Ở giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng co chân lên cao và bật nhảy kết hợp với việc vung mũi chân, đá theo hướng của thanh xà. Tiếp theo là tạo tư thế cho cơ thể nằm nghiêng với xà đơn.

1.4. Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất của kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cũng khá đơn giản. Để chủ động tiếp đất, ngay khi cơ thể nằm nghiêng về phía thanh xà, chân nhảy của bạn phải được duỗi thẳng ra. Hãy nhớ rằng, từ khi đá đến khi bắt đầu pha tiếp đất, điều quan trọng là bạn phải tích cực sử dụng chân để giảm nguy cơ chấn thương.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn (ảnh 2)

2. Kỹ thuật nhảy cao qua xà kiểu úp bụng

Để hình dung dễ hơn về hình ảnh nhảy cao qua xà kiểu úp bạn hãy cùng khám kỹ thuật thực hiện trước nhé. Sau đây là những bước thực hiện cụ thể trong kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng:

Chạy lấy đà

- Giai đoạn chạy lấy đà nhằm tạo ra lực đẩy ban đầu. Khi chạy lấy đà bạn cần tăng tốc dần trong từng nhịp chạy. Cần tạo cho phương mà bạn chạy và xà góc 30 độ hoặc 40 độ. Ở thời điểm chạy đà này bạn phải điều chỉnh cơ thể linh hoạt việc bật nhảy đạt độ cao tối ưu nhất.

Giậm nhảy

- Giậm nhảy được coi như bước quyết định đến thành tích của vận động viên ở mỗi lần nhảy cao. Độ cao mức xà đạt được là bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào bước này.

- Khi tiến hành đưa bên chân lăng vượt qua xà bạn cần tiến hành thay đổi trọng tâm của cơ thể. Trong lúc này bạn không cần co chân mà điều chỉnh cơ thể có hướng xoay phù hợp. Hướng xoay, vung chân theo chiều đi lên vượt qua thanh xà

Khi cơ thể trên không

- Giai đoạn cơ thể ở trên không quan trọng không kém giai đoạn giậm nhảy. Nhiều vận động viên khiến phần thi của mình thất bại ở giai đoạn này.Lúc này cơ thể ở trên không nên cũng rất khó để điều chỉnh. Hình ảnh nhảy cao kiểu úp bụng của các vận động viên bị chạm xà khá hay gặp. Do đó, lúc này bạn cần thật khéo léo căn chỉnh cơ thể sao cho không có bộ phận nào chạm xà. Có như vậy phần thi của bạn mới được đánh giá là thành công. Để hình dung cụ thể hơn bạn hãy theo dõi các giai đoạn ở hình ảnh kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng .

Khi cơ thể tiếp đất

- Bước cuối trong thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng là tiếp đất. Khi tiếp đất bạn luôn phải đề cao tính an toàn lên trên hết. Bởi các chấn thương trong khi thi đấu hầu như là ở giai đoạn này. Vì thế bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế các chấn thương.

- Trong khi tiếp đất thì chân lăng là chân cần phải tiếp đất trước. Sau đó mới đến chân giậm nhảy được tiếp đất. Bạn không nên đảo ngược quá trình này để tránh các chấn thương không mong muốn. Một phần tiếp đất thành công sẽ giúp phần thi nhảy cao của bạn thêm hoàn hảo.

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 11/06/2022