logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường (trang 6, 11)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường trang 6, 11 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường (trang 6, 11)

1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.

b. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.

c. Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường

Trả lời:

- Em hoàn toàn đồng tình với nhận định (a) vì nền kinh tế của thị trường bao gồm nhiều mặt nên cạnh tranh và hợp tác cũng là hai mặt của kinh tế thị trường. Nó tồn tạo song song và cùng nhau.

- Em không đồng tình với nhận định (b) vì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cạnh tranh của các chủ thể là do việc ngày càng có nhiều cơ sở chủ kinh doanh mọc lên, ra sức cùng cạnh tranh để sản phẩm mình phát triển đem lại nguồn lợi khác nhau không phụ thuốc nhau.

- Em cũng hoàn toàn đồng tình với nhận định (c) vì như đã biết thì hợp tác và cạnh tranh là hai mặt của kinh tế thị trường.


 2. Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thế kinh tế trong các trường hợp sau:

a. Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.

b. Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.

c. Ngành Hàng không đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Nếu hãng Q hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh thì hãng G hướng đến tiêu chí cạnh tranh về giá, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.

Trả lời:

a. Hành vi cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp H là sự cạnh tranh lành mạnh, không xâm lấn, không dùng những thủ đoạn xấu, bất hợp phát để tranh giành thị trường cũng như khánh hàng.

b. Hành vi cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp B là sự cạnh tranh không lành mạnh. Bởi doanh nghiệp B đã dùng những thủ đoạn, bằng mọi cách để mua chuộc bí mật, thông tin của doanh nghiệp A

c. Hành vị của hai hãng hàng không Q và G là hành vi cạnh tranh không lành lạnh. Cả hai hãng đều chạy đau đánh dấu thị trường, lôi kéo khách hàng một cách bất hợp pháp.


 3. Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế

    Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thô ng này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thế tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Trả lời:

- Vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế là:

+ Mục đích thu hút với số lượng khách hàng

+ Xây dựng vị trí của doanh nghiệp mình ở một vị trí cao nhất trên thị trường. 

4.Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?

- Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trả lời:

- Hành vi cạnh tranh của các chủ thể trên với của hàng của ông H là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các chủ thể đã tung những đồn xấu gây thất thiệt, làm mất lượng khách hàng của cửa hàng h với mục đích tranh giành khách hàng.

- Để bảo vệ quyền lợi của mình gia đình ông H cần tìm ra người đã tung tin đồn không đúng về cửa hàng, để lấy lại trong sạch cho của hàng, lấy lại sự tin tưởng của khách hàng mình.


5. Em hãy cùng các bạn trong nhóm một tiểu phẩm phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Trả lời:

* Dưới đây là một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường mà chúng ta cần phê phán:

1. Giá cạnh tranh không chính đáng: Một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược giá cạnh tranh không chính đáng để đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là một hành động không có tính bền vững và có thể gây ra các hậu quả khó lường cho thị trường và các doanh nghiệp khác.

2. Đánh bại đối thủ bằng các hành động phi pháp: Một số doanh nghiệp sử dụng các hành động phi pháp như trộm cắp bí mật thương mại, tấn công mạng, đe dọa, và lừa đảo để đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Đây là hành động không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn gây thiệt hại cho uy tín của thị trường.

3. Quảng cáo sai lệch: Một số doanh nghiệp sử dụng các chiêu trò quảng cáo sai lệch để lừa đảo người tiêu dùng. Ví dụ, họ có thể quảng cáo sản phẩm của mình là tốt hơn so với các sản phẩm khác nhưng thực tế lại không phải vậy. Điều này không chỉ làm tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn làm mất đi tính minh bạch và tin cậy của thị trường.

4. Các hành động độc quyền: Một số doanh nghiệp có thể sử dụng các hành động độc quyền như cấm đối thủ truy cập vào nguồn cung cấp hoặc thị trường của họ. Điều này dẫn đến sự thiếu cạnh tranh và làm cho thị trường trở nên chật chội và ít đa dạng.

>>> Xem toàn bộ: Soạn kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường trang 6, 11 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 21/07/2023