logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (trang 135, 136,...144)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trang 135, 136,...144 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (trang 135, 136,...144)

1. Hành vi nào sau đây của công dân không thể hiện quyền tự do ngôn luận? Vì sao?

A. Ông A tố cáo hành vi của ông H bao che cho việc làm sai trái của cán bộ cấp dưới.

B. Giáo viên phát biểu phản ánh với Uỷ ban nhân dân huyện về tình trạng cơ sở vật chất của một số trường xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng.

C. Trong đợt đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri huyện X, nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện mình.

D. Anh I viết bài đăng báo phản đối hành vi hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Trả lời:

Hành vi không thể hiện quyền tự do ngôn luận là: D vì: Công dân có quyền tự do ngôn luận để đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học , khu dân cư, nơi học tập và công tác,… Có thể viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;…


2. Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

Trước việc làm thiếu trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải để lại các hố ga không có nắp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo ảnh chụp rõ ràng về các hố ga này. Có người nói, hành vi này của ông B là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận: nhưng lại có người cho rằng đây là quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do báo chí.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến cho rằng đây là quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do báo chí vì: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin cho báo chí. Việc ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo ảnh chụp rõ ràng về các hố ga này là quyền tự do báo chí.


3. Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?

Sau khi nghe đài phát thanh huyện phát thông tin về chủ trương của huyện cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chị B đã đến Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu được cung cấp thông tin dầy đủ, cụ thể về việc này. Người cán bộ Uỷ ban tiếp chị không cung cấp ngay thông tin cho chị B mà hẹn chị 4 ngày sau sẽ trả lời. Đến hẹn, chị B được
người cán bộ này cung cấp thông tin sai lệch so với thông tin đã được phát qua đài phát thanh.

Trả lời:

Người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin vì: Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. Công dân được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện. Như vậy, hành vi không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về việc cho hộ nghèo vay vốn để đầu tư của người cán bộ ủy ban là vi phạm quyền tiếp cận thông tin.

4. Do có hành vi gây rối trật tự công cộng, K bị Công an huyện xử phạt vi phạm hành chính. Một số phần tử xấu kích động, xúi giục nên K đã đăng bài viết trên Facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện. Từ vụ việc này, có người cho rằng hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân: nhưng có người khác lại cho rằng, do K viết
bài trên Facebook nên đã vi phạm quyền tự do báo chí.

a) Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

b) Em nhận xét thế nào về hành vi của K?

Trả lời:

a. Em đồng ý với ý kiến cho rằng K vi phạm quyền tự do ngôn luận vì Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước dưới hình thức lời nói, văn bản điện tử như zalo, facebook,…hặc dưới hình thức khác. Còn quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin cho báo chí.

Do đó, hành vi vủa K vi phạm quyền tự do ngôn luận.

b. Hành vi của K là vi phạm pháp luật vì đã đăng bài viết trên Facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện. Điều này ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền địa phương.


5. Em có đồng ý với ý kiến của bạn P hay không? Vì sao?

Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, bạn P cho rằng chỉ khi nào chúng ta được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến của mình mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận.

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của bạn P vì: Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy mới tránh được những hành vi vu khống, bịa đặt sai sự thật.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trang 135, 136,...144 trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 01/08/2023
/* */ /* */
/*
*/