logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (trang 129, 130,...134)

Câu hỏi mở đầu trang 129 KTPL 11: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác;

- Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.

- Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.

- Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi trang 130 KTPL 11: 

a. Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tình huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?

b. Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

Trả lời:

a. Liên đúng và K sai vì pháp luật nghiêm cấm hành  xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong XH không bị xâm phạm

b. Thông tin trên nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Em hiểu nội dung quyền đó là Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi trang 132 KTPL 11: 

a. Trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị xâm phạm như thế nào? Hậu quả gì có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm?

b. Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả gì và có thể áp dựng trách nhiệm pháp lí nào?

Trả lời:

a. Tình huống 1: C đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi đi ra ngoài và bị S bạn cùng phòng tự ý đọc.

Tình huống 2: Anh A đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi chị D truy cập trái phép vào tài khoản Facebook của anh A.

Hậu quả hành vi vi phạm quyền đuọc bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

b. Hậu quả cảu hành vi vi phạm của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí về hànhvi của mình. Người vi phạm xâm phạm tùy vào mức độ vi phạm để chịu trách nhiệm kỉ luật,xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 133 KTPL 11: Theo em, hành vi đòi xem tin nhắn của H và việc từ chối của Q là đúng hay sai? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Hành vi đòi xem tin nhắn của H là sai và việc từ chối của Q là đúng, vì thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nếu không được người đó cho phép.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H không nên đề nghị kiểm soát thư tín của bạn, vì đó là bí mật đời tư của người khác, cần phải được tôn trọng.

Luyện tập

Câu hỏi 1. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

a. Tung tin nói xấu người khác trên mạng xã hội.

b. Tự tiện xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.

c. Trao đổi thông tin với người khác trên Facebook.

d. Vu khống người khác trên mạng xã hội.

Trả lời:

Hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là: b, c vì: thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải được đảm bảo an toàn, bí mật. Không ai được tự tiện xem tin nhắn, bóc thư của người khác khi chưa được phép.

Câu hỏi 2. Vì muốn biết quan hệ giữa bạn mình và L với một bạn trai khác, nên mỗi lần thấy L nói chuyện qua điện thoại, M lại tìm cách tiếp cận để nghe trộm. Biết chuyện, L không hài lòng về hành vi của M.

a. Hành vi của M đã xâm phạm quyền nào của L? Vì sao?

b. Theo em, L cần làm gì để bảo vệ quyền mình bị xâm phạm?

Trả lời:

a. Hành vi của M đã xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì: M tìm cách tiếp cận L để nghe trộm điện thoại.

b. Để bảo vệ quyền của mình, L nên thẳng thắn nói với bạn về hành vi nghe trộm đó khiến mình cảm thấy không được tự do, thoải mái. Đồng thời, giải thích cho bạn hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để bạn nhận ra lỗi sai của mình và thay đổi.

Câu hỏi 3. Là bạn thân của nhau, nhưng K thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. K đã tìm cách đăng nhập vào tài khoản trên mạng xã hội của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Biểt chuyện, T rất buồn và thấy bị tồn thương nên đã hạn chế tiếp xúc với K. K cũng không được vui khi thấy T lạnh nhạt đối với mình.

a. Là bạn thân với nhau, K có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T không? Vì sao?

b. Hành vi của K đã để lại hậu quá gì cho cả K và T?

Trả lời:

a. Là bạn thân với nhau, K không có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T vì đây là những chuyện cá nhân của mỗi người và cần được tôn trọng, được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b. Hành vi của K đã để lại hậu quá gì cho cả K và T là: T thì buồn và tổn thương, ít tiếp xúc với K. Còn K thì không được vui khi T lạnh nhạt với mình.

Câu hỏi 4. Chị H là nhân viên một công ty thương mại. Có lần chị đăng nhập Facebook nhưng lại quên đăng xuất. Lợi dụng tình trạng đó, có người đã tìm cách vào Messenger của chị để đọc tin nhắn và chụp lại hình ảnh để gửi thêm cho người khác. Thấy quyền của mình bị xâm phạm, chị H muốn tìm ra thủ phạm đề bảo vệ quyền hợp pháp của mình, nhưng chưa biết phải làm thế nào.

a) Trong tình huống này, quyền nào của chị H đã bị xâm phạm?

b) Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền thư tín của mình?

Trả lời:

a. Trong tình huống này, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của chị H đã bị xâm phạm. đó là bị người khác đọc tin nhắn và chụp lại hình ảnh gửi cho người khác.

b. Để bảo vệ quyền thư tín của mình, chị H cần báo ngay cho công an để tìm ra thủ phạm. Đồng thời, bản thân chị H cần nâng cao cảnh giác khi đăng nhập ở những máy tính lạ.

Câu hỏi 5. Tự liên hệ bản thân, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác hay chưa? Biểu hiện cụ thể như thể nào?

Trả lời:

Em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác bằng cách: không đọc trộm tin nhắn hoặc nghe trộm điện thoại của bố mẹ, người thân; Không tùy tiện bóc thư khi chưa được phép; không sử dụng tài khoản facebook của người khác để tung tin không đúng sự thật,…

Vận dụng

Câu hỏi 1. Em hãy viết một thông điệp về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Trả lời

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dâncần được tôn trọng và bảo vệ.

Câu hỏi 2. Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ở trường.

Trả lời

- Các học sinh trong trường không có tình trạng tự ý xem điện thoại, thư của giáo viên và các bạn học sinh khác.

- Không có trình trạng mất thư, mất điện thoại trong các lớp học và trong toàn trường.

- Học sinh nhặt được thư của người khác sẽ trả lại thư cho người bị mất trong tình trạng nguyên vẹn.

- Học sinh biết cách từ chối khi được các bạn học trong lớp rủ xem điện thoại, thư của người khác.

- Học sinh đã biết cách yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 19/03/2024