logo

Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lí12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai?

 A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực là bình thương

 B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50cm là mắt bị cận thị

 C. Mắt có khoảng nhìn từ 80cm đến vô cực là vắt bị viễn thị

 D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến vô cực là mắt bị tật cận thị.

Trả lời :

Đáp án: D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến vô cực là mắt bị tật cận thị.

Mắt chỉ nhìn thấy rõ vật khi vật ở trong khoảng CcCv. Khoảng cách từ cực cận Cc đến cực viễn Cv

⇒ khoảng nhìn rõ của mắt.

Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến vô cực là mắt không bị cận thị.


Kiến thức tham khảo về Mắt và các tật của Mắt


1. Mắt 

a. Cấu tạo quang học của mắt:

- Giác mạc (màng giác) : là lớp màng cứng trong suốt bảo vệ mắt và làm khúc xạ các tia sáng đi vào mắt.

- Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước

- Lòng đen: màn chắn sáng, ở giữa có lỗ tròn nhỏ cho ánh sáng đi qua gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.

- Thể thủy tinh: khối chất đặc trong suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu kính hai mặt lồi (thấu kính hội tụ) gọi là thấu kính mắt tiêu cự của thấu kính mắt gọi là tiêu cự của mắt.

- Dịch thủy tinh: chất lỏng giống chất keo loãng lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy tinh.

- Võng mạc (màng lưới): lớp mỏng nơi tập trung các đầu sợi thần kinh thị giác

- Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật được tạo ra ở võng mạc. Ở võng mạc có điểm rất nhỏ màu vàng là nơi nhạy sáng nhất gọi là điểm vàng V, điểm không nhạy cảm với ánh sáng gọi là điểm mù.

Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai?

- Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim

- Thấu kính mắt có vai trò như vật kính

- Võng mạc đóng vai trò như phim

- Ảnh của một vật nhìn qua mắt giống như máy ảnh. Đối với mắt: ảnh thật (ngược chiều) của vật được tạo ra ở võng mạc. Đối với máy ảnh: ảnh thật (ngược chiều) của vật được in lên phim hoặc được thu lại bằng các cảm biến đối với máy ảnh kỹ thuật số

Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai? (ảnh 2)

b. Sự điều tiết của mắt, điểm cực viễn, điểm cực cận, năng suất phân ly của mắt:

- Sự điều tiết của mắt: là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để có thể nhìn rõ được những vật ở khoảng cách khác nhau (ảnh của vật tạo ra ở màng lưới). Khi mắt ở trạng thái không điều tiết tiêu cự của mắt lớn nhất, ở trạng thái điều tiết tối đa tiêu cự của mắt nhỏ nhất.

- Điểm cực viễn Cvv: là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, đối với mắt không có tật điểm cực viễn ở vô cực.

- Điểm cực cận Ccc: là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ ở trạng thái điều tiết tối đa. Trong quá trình tính toán người đối với mắt không có tật điểm cực cận cách mắt 25cm.

- Khoảng nhìn rõ của mắt: là khoảng cách từ điểm cực cận Ccc đến điểm cực viễn Cvv

- Năng suất phân ly của mắt là góc nhìn nhỏ nhất (góc trông vật AB) mà mắt còn phân biệt rõ hai điểm AB


2.Tật khúc xạ

a. Khái niệm

Khái niệm tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.

Tật khúc xạ thường có 3 loại là cận thị, viễn thị và loạn thị. Theo kết quả các khảo sát gần đây cho thấy khoảng 30% trẻ em Việt Nam mắc tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là tật cận thị (chiếm hơn 70%).

b. Các tật khúc xạ của mắt và biểu hiện của tật khúc xạ

Trước khi tìm hiểu Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, bạn cần biết biểu hiện của tật khúc xạ như thế nào. Có ba bệnh tật khúc xạ phổ biến nhất là:

Cận thị

Khi bị cận thị, hình ảnh của mục tiêu hội tụ trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở cự ly gần nhưng không thể nhìn rõ chính mục tiêu đó khi ở cự ly xa hơn.

Viễn thị

Khi bị viễn thị, hình ảnh của vật sẽ hội tụ sau nhãn cầu, do đó người bị viễn thị có thể nhìn rõ những mục tiêu ở xa nhưng không thể nhìn rõ những mục tiêu đó ở cự ly gần hơn.

Loạn thị

Hình ảnh của hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc, thay vì hội tụ ở một điểm như mắt chính. Điều đó làm cho mắt bệnh nhân không thể nhìn thấy vật thể, hình ảnh bị nhỏ, cảm giác như hoa mắt. Thông thường, rối loạn đi kèm với cận thị và viễn thị. Về mặt lý thuyết, loạn thị xuất hiện ở cả mắt chính và có thể bỏ qua, nó chỉ có tác động tiêu cực khi loạn thị lớn.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 19/03/2022