logo

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về “Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau” là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Câu hỏi: Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì?

Trả lời:

Khi lặn xuống biển, người thợ lặn mặc bộ áo lặn vì chất lỏng tác dụng lên mọi phương, mà trong lòng biển sâu áp lực rất lớn đến hàng nghìn N/m2. Vì thế người thợ phải cần mặc áo lặn thì mới có thể chịu được áp suất này

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!


Kiến thức mở rộng về “Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau”


1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

Ta đã biết, khi đặt vật rắn lên mặt bàn, vật rắn sẽ tác dụng lên mặt bàn một áp suất theo phương

của trọng lực. Còn khi đổ một chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không, nếu có thì áp suất này có giống áp suất của chất rắn không ?

Thí nghiệm: Đổ một lượng nước vào trong một bình hình trụ, được bịt bằng màng cao su ở đáy và hai lỗ ở thành bình thấy màng cao su bị biến dạng.

        + Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.

        + Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương chứ không theo một phương như chất rắn.

=> Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì?

Ví dụ: Người thợ lặn khi lặn dưới đáy biển sâu phải mặc bộ áo lặn có thể chịu được áp suất cao do phần nước biển phía trên ép xuống.

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì? (ảnh 2)

2. Công thức tính áp suất chất lỏng

Giả sử ta có một khối chất lỏng hình trụ, chiều cao h, trọng lượng riêng của chất lỏng là d

Ta có công thức tính áp suất chất lỏng gây ra tại đáy bình là:

p=d.h

Trong đó:

     + p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

     + h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

     + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Chứng minh công thức như sau:

Ta có p=F/s Mà F= p=10.m=10.D.V=10D.S.h=d.S.h

Từ đó suy ra: p= (d.S.h)/S=d.h (đpcm)

* Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kỳ trong chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó với mặt thoáng.


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất của chất lỏng là gì?

Từ công thức tính P = d.h, ta có thể suy ra áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Một là chiều cao của cột mét nước hay còn gọi là chiều cao của chất lỏng trong bình hoặc vật chứa. Hai là trọng lượng riêng của chất lỏng đang xét.

Theo công thức trên, chiều cao (h) tỷ lệ thuận với áp suất. Chính vì thế, chiều cao càng lớn kéo theo áp suất càng lớn và ngược lại.

Ngoài ra, trong thực tế thì áp suất của chất lỏng còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ, ta xét 2 nồi nước có các điều kiện chiều cao và khối lượng như nhau. Nồi nào có nhiệt độ thấp hơn thì áp suất của nó cũng thấp hơn nhiều so với nồi có nhiệt độ cao.


4. Bình thông nhau là gì?

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì? (ảnh 3)

– Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.

– Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.

– Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.

– Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng.

– Khi tác dụng một lực f lên pittông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất:

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì? (ảnh 4)

lên chất lỏng.

Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittông lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittông này.

- Công thức máy ép dùng chất lỏng:

Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì? (ảnh 5)

5. Bài tập vận dụng

Bài 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó

⇒ Đáp án A

Bài 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p = d/h       B. p = d.h       C. p = d.V       D. p = h/d

Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h

⇒ Đáp án B

Bài 3: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên

⇒ Đáp án D

Bài 4: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Tiết diện của nhánh bình thông nhau không nhất thiết phải bằng nhau

⇒ Đáp án B

Bài 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

Mực nước trong bình không đổi khi cục nước đá tan hết

⇒ Đáp án C

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads