Câu hỏi: Khi góc tới bằng 0 độ thì góc khúc xạ như thế nào?
Trả lời:
Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về bài hiện tượng khúc xạ ánh sáng cũng như một số câu hỏi có liên quan nhé!
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Tia sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước bị gãy khúc. Cụ thể như hình vẽ:
Trên hình vẽ, quy ước gọi:
- SI là tia tới.
- IK là tia khúc xạ.
- I là điểm tới.
- NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc SIN là góc tới, kí hiệu là i.
- Góc KIN' là góc khúc xạ, kí hiệu là r.
- Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới.
+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:
- Tia khúc xạ sẽ nằm trong mặt phẳng tới
- Từ đó, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí
- Tia khúc xạ sẽ nằm trong mặt phẳng tới
- Từ đó, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Câu 1: Hãy nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
(3): Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Câu 2: Hãy nêu các dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ.
Ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
a) Trường hợp tạo ảnh thật
b) Trường hợp tạo ảnh ảo
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 3: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?
A. Góc tới bằng góc khúc xạ và khác 0.
B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
C. Góc tới bằng 0.
D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 4: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 5: Hãy chọn câu phát biểu đúng
A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.