Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “KHCO3 là muối gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về muối Kali hidrocacbonat (KHCO3) do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
- Kali hidrocacbonat (KHCO3) là một muối axit nhưng thể hiện tính axit yếu. Bên cạnh đó, Kali hidrocacbonat có thể tác dụng với axit mạnh hơn, giải phóng khí CO2, nên Kali hidrocacbonat cũng thể hiện tính bazo và tính này chiếm ưu thế hơn tính axit.
- Kali hiđrocacbonat (công thức phân tử: KHCO3), còn gọi là kali bicacbonat) là một hợp chất muối mặn, không màu, không mùi, có tính bazo.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về muối Kali hidrocacbonat (KHCO3) dưới đây nhé.
- Là chất ở dạng tinh thể đơn tà màu trắng (tinh thể gồm: ion K+ và ion HCO3-).
- Những ion HCO3- liên kết với nhau bằng liên kết hiđro tạo thành mạch dài.
- Tan nhiều trong nước; độ tan tăng theo nhiệt độ.
- KHCO3 bền ở nhiệt độ thường, đun nóng bị phân hủy tạo muối trung hòa K2CO3:
2KHCO3 (DK: to) → K2CO3 + H2O + CO2
- Ngay trong dung dịch và ở nhiệt độ thường nó cũng bị phân hủy chậm tạo khí CO2; nếu đun nóng thì phân hủy sẽ mãnh liệt hơn.
- Tan trong nước thủy phân cho môi trường kiềm yếu → nhận biết được bằng quỳ tím chuyển xanh và metyl da cam chuyển vàng nhưng không nhận biêt được bằng phenolphthalein:
KHCO3 + H2O ⇄ K2CO3 + KOH
- Tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH…) → phản ứng trung hòa.
KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
2KHCO3 + Ca(OH )2 → K2CO3 + CaCO3 + H2O
KHCO3 + Ca(OH)2 → KOH + CaCO3 + H2O
- Phản ứng của 2 muối axit với nhau: (muối axit mạnh sẽ đóng vai trò là axit; muối axit yếu sẽ đóng vài trò là bazơ)
KHSO4 + KHCO3 → K2SO4 + CO2 + H2O
- Tác dụng với axit: (muối của axit yếu phản ứng với axit mạnh tạo ra muối mới + axit yếu hơn)
HCl + KHCO3 → KCl + CO2 + H2O
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
- Tác dụng với muối:
KHCO3 + AlCl3 + H2O → KCl + CO2 + Al(OH)3
KHCO3 + FeCl3 + H2O → Fe(OH)3 + KCl + CO2
KHCO3 + BaCl2 (DK: to) → BaCO3 + KCl + H2O
- Tác dụng với oxit axit:
KHCO3 + SO2 → KHSO3 + CO2