logo

Khắc khoải là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Khắc khoải là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về một số biểu hiện của nỗi khắc khoải là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


1. Khắc khoải là gì?

Trong từ điển, khắc khoải là một tính từ chỉ tâm trạng bồn chồn lo lắng không yên, kéo dài một cách day dứt


2. Một số biểu hiện của nổi khắc khoải

 -  Nỗi khắc khoải của những người con xa xứ vào ngày tết

Sáng nay, 10-3, Lễ trao giải cuộc thi "Bên nhau ngày Tết" năm 2022 do báo Người Lao Động tổ chức đã diễn ra theo hình thức trực tuyến vì ảnh hưởng của COVID-19.

Ông Tô Đình Tuân- Tổng biên tập báo Người Lao Động cho biết: "Nhìn chung nội dung các tác phẩm khá đa dạng như giới thiệu các món ăn gắn với kỷ niệm ngày Tết; phong vị, nét đẹp của Tết cổ truyền; sự đầm ấm xum vầy của các gia đình; sự đùm bọc, sẻ chia của người dân với nhau trong ngày Tết.

Nhiều bạn đọc ở nước ngoài không có điều kiện về nước ăn Tết cũng gửi các bài viết thể hiện tình cảm thương nhớ, ký ức Tết xưa bên gia đình và mong mỏi ngày đoàn viên không xa.

- Nỗi khắc khoải và hy vọng của nhân loại

Khi máy tính bảng, điện thoại thông minh xuất hiện ngày càng phổ biến trong túi xách của con người, nhất là các bạn trẻ, điều kỳ lạ là dường như không mấy ai còn thời gian để định hướng cuộc sống một cách tỉnh táo nữa. Phần đông đều ang áng chừng mục tiêu phía trước và chạy tới thật nhanh dù đôi khi cũng chẳng biết nhanh đến thế để làm gì. Và người ta trò chuyện trong thế giới ảo nhiều hơn là tâm sự với nhau ngay trong thế giới thực.

Trong thế giới đa chiều, có vẻ cũng đưa nhiều người rời xa bản ngã, lẫn lộn giữa mình với những thế thân, thậm chí đôi khi còn quên mình là ai. Con người ngày càng dễ bị cuốn vào trong vòng xoáy công nghệ, bị tách ra, chẻ nhỏ ra, dát thành những phiến mỏng, chuốt thành cọng nhỏ và khi đó, con người trở nên mong manh, dễ bị tổn thương, dễ vỡ.

Chừng 2 năm gần đây, cùng với khái niệm máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo - AI, một mặt khiến nhiều nhà khoa học hồ hởi, mặt khác lại khiến nỗi âu lo về tương lai nhân loại có thêm những cơ sở mới. Cảnh báo về sự thống trị của máy móc không chỉ có trong văn chương mà đã thành những cuộc thảo luận, tranh luận nghiêm túc, cả điều này cũng đã xuất hiện trên nhiều tác phẩm, mà nhanh nhất có lẽ là những tác phẩm điện ảnh.

Con người đang tự mình đưa mình vào vòng trói buộc của cô đơn. Không ai có thể làm giúp con người trừ con người phải tự làm lấy, bắt đầu từ việc bớt ích kỷ.

- Khắc khoải nỗi nhớ về tình yêu

Có ai đó từng nói "Khi quá khứ gọi tên đừng lắng nghe cũng đừng ngoảnh mặt lại", sao em luôn làm điều ngược lại. Mình chia tay đã tròn một năm rồi đó anh, em không chắc khoảng thời gian ấy đã bao giờ em từng xuất hiện trong suy nghĩ của anh chưa? Thời gian mình bên nhau ngắn quá mà thời gian để em quên hình bóng anh lại dài. Một năm rồi mình chưa từng gặp lại, chưa hỏi thăm, không biết giờ bên anh đã có ai khác quan tâm chia sẻ? Công việc của anh còn khó khăn không?

[ĐÚNG NHẤT] Khắc khoải là gì?



Một năm qua là những ngày em khắc khoải sống trong nỗi nhớ anh, nhớ những ký ức ngắn ngủi ấy. Em luôn lặng lẽ vào Facebook anh hàng ngày chỉ để biết anh ra sao rồi lại ôm nỗi nhớ vào lòng, ôm nỗi cô đơn lặng lẽ riêng mình. Em trở nên khó tính hơn, chẳng chấp nhận ai bước vào cuộc sống của mình, chẳng có niềm vui thực sự cho bản thân nữa mặc dù người ta vẫn thấy cô bé mạnh mẽ vui cười hàng ngày.

- Nỗi khắc khoải trong cuộc sống

Ai sinh ra cũng mong muốn biết được nguồn cội và cùng đích của mình, vì họ tin rằng mình không tự sinh ra và sự chết đi của mình dường như là một cuộc trở về nơi nào đấy. Nỗi băn khoăn về ý nghĩa của cuộc đời cứ bám riết lấy ta. Tại sao ta lại hiện hữu ở đây? Tại sao ta làm những điều này? Rồi tại sao là lại chết đi? Sinh ra rồi chết, vậy sinh ra để làm gì? Tại sao không chỉ có ta mà còn có rất nhiều người khác tồn tại nữa? Tại sao cứ phải tranh đua, giành giật, cố gắng, nỗ lực? Tại sao người ta dựng vợ gả chồng sinh con đẻ cái? Tại sao không phải là không-hiện-hữu, mà lại là hiện-hữu?… Đây là những câu hỏi mà mãi mãi ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được cho mình câu trả lời thoả đáng. Khi tự chất vấn mình những thắc mắc này, ta bỗng dưng thấy mình như tách ra khỏi thực tại và đang bước đi trên một lộ trình tìm kiếm Chân Lý. Đó là lúc ta thấy mọi sự trên đời này vừa thực vừa không, cả bản thân ta cũng không chắc là liệu mình có đang hiện hữu, hay chỉ là một cái gì đó hư hư ảo ảo mà thôi. Ta thấy lòng bừng lên một nỗi khắc khoải, như thể có cái gì đó cứ canh cánh trong lòng, chẳng để ta yên. Ta đang cần một cái gì đó mà ta cũng chẳng biết đó là cái gì. Mọi cái chung quanh ta trở nên vô nghĩa và đó là lúc mà nỗi bồn chồn sâu thẳm nhất bất chợt hiện lên.

Rốt cuộc, ta đang kiếm tìm cái gì vậy? Ta làm mọi thứ là vì mục đích gì vậy? Đâu mới là điểm dừng trong hành trình tìm kiếm gian lao ấy của ta? Cố tích trữ cho lắm thì cũng chẳng bao giờ thấy đủ. Cố học hành cho nhiều, nhưng chẳng bao giờ thấy xong. Biết đến khi nào thì ta mới dừng lại được, mới cảm thấy mình đầy đủ và không cần nhọc công để làm điều chi nữa! Càng lớn lên, ta càng được bồi đắp nhiều, nhưng chưa bao giờ ta thấy mình thoả mãn. Con người càng khám phá ra nhiều điều thì càng thấy mình nhỏ bé và lạc lõng biết bao. Ta đặt chân đến bao nhiêu miền đất, tự vấn mình biết bao câu hỏi, dường như cũng là đang cố gắng tìm một cái gì đó vĩnh viễn trường tồn. Ở thế gian này, vui thì cũng vui đấy, hạnh phúc thì cũng có đấy, nhưng nó ngắn và mau qua quá, nó không thoả mãn được khắc khoải trong lòng ta. Hiện hữu trên đời, cũng hệt như bị thả vào một khu rừng rậm rộng lớn, nơi đó ta bị vây bọc bởi trăm ngàn cỏ cây. Ta loay hoay mãi để cố tìm lối ra, với ước mong sẽ được nghỉ yên ở một chốn thần tiên nào đấy khi thoát ra được cánh rừng này. Nhưng càng nỗ lực tìm kiếm, ta càng thấy mình bị lạc lõng thêm, càng bị rơi vào sâu hơn cái mê cung chằng chịt ấy.

Có nhiều người đã thành công trong cuộc tìm kiếm này. Họ phát hiện ra rằng chỉ duy nhất một Cái có thể giúp họ khoả lấp được khoảng trống trong tâm hồn. Họ nghiệm thấy rằng hành trình tìm lối ra cho cuộc hiện hữu giữa đời hoá ra lại là một nhấc bổng lên cao. Con đường duy nhất để giải thoát không phải là chăm chăm vào những điều dưới đất mà là ngước vọng lên trời. Sự hiện hữu của ta sẽ luôn là thiếu thốn, nếu không được một sự Hiện Hữu khác đong đầy và làm cho nó nên trọn vẹn. Và họ gọi Cái ấy, sự Hiện Hữu cao vượt ấy bằng hai chữ: Tình Yêu. Đây không phải là một kiểu cảm xúc, cũng không phải chỉ đơn thuần là hành vi bác ái mà con người dành cho nhau. Nếu không được Tình Yêu này thấm vào người, ta có làm những việc cao cả đến mấy thì thực ra cũng chỉ để thoả mãn một điều gì đó của riêng ta thôi. Như ly nước làm ta no thoả cơn khát, như miếng bánh giúp ta no bụng, như ngọn gió mát xua đi cái nóng rát trên người, Tình Yêu này làm cho cõi lòng ta cảm nếm được sự viên mãn.

Người nào sống mà không cảm nghiệm được Tình Yêu, không sống bằng Tình Yêu, không là tấm gương phản chiếu của Tình Yêu, người đó sẽ thấy mình như rơi vào địa ngục. Cái khao khát lớn nhất của con người là khao khát được yêu, và cái làm nên sự cao quý của tất cả vạn vật chính là tình yêu mà Tạo Hoá đã đặt để nơi họ. Tình yêu này không chỉ là cảm xúc quyến luyến muốn ở gần nhau của đôi trai gái, nhưng là một sự thúc đẩy tự sâu trong cõi tối đen nhất của mình, muốn hướng về một cái gì đó siêu vượt trên cao, hệt như ta thấy mình được cả vụ trụ này ôm ấy. Phải, ta sẽ không còn cảm thấy thiếu nữa khi được bao bọc bởi Tình Yêu, khi ta thấy Tình Yêu phủ quanh mình, thấm vào mình. Chính lúc ấy, ta sẽ tức khắc hiểu ra ngay rằng tại sao mình hiện hữu và tại sao mình ở đây. Mọi khắc khoải trong ta sẽ biến mất và ta sẽ được giải đáp tất cả mọi điều ta vẫn hoài nghi về chính bản thân mình. Tình Yêu ấy là chân lý mà ta đang tìm, và nó làm thoả mãn lòng ta bằng nét đẹp huyền dịu của nó. Tình Yêu sẽ liên kết những mảnh vỡ trong tim ta lại và thăng hoa sự hiện hữu của ta lên một cảnh giới cao hơn. Thiên Đường chính là vậy, hạnh phúc có nghĩa là như thế.

“Lạy Chúa, Ngài dựng nên con cho Chúa, và lòng con khắc khoải khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa” (Augustine)

- Khắc khoải nỗi đau chất độc da cam

Chiến tranh đã lùi xa 46 năm, màu xanh đã phủ trên những vùng đất đau thương năm xưa. Nhưng trong những gia đình 1, 2 rồi 3, 4 thế hệ đang chịu những cơn đau hoành hành, những gia cảnh kiệt quệ… Nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó, hiện hữu trước những đứa trẻ ngây dại và những người mẹ, người cha một đời lo cho những đứa con tật nguyền, đều đã ở tuổi như ngọn đèn trước gió…

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3; hậu quả NNCĐDC đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4 khoảng 2.000 người. Rất nhiều gia đình hiện có 2 đến 4 người là NNCĐDC, thậm chí có gia đình cả ba thế hệ là NNCĐDC kiệt quệ trong khốn khó.

Mặc dù từ sau chiến tranh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng, trong đó có người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Có hơn 350.000 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Tuy nhiên, theo Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, một số văn bản quy định, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với NNCĐDC chưa đồng bộ, thống nhất; việc hướng dẫn, triển khai thực hiện còn vướng mắc, nhất là khi NNCĐDC không còn giấy tờ chứng minh từng tham gia chiến đấu ở vùng bị rải CĐHH và bị phơi nhiễm CĐHH, nên không có cơ sở để được hưởng chế độ.

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 14/06/2022