logo

[Kết nối tri thức] Giải KHTN 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật

Hướng dẫn Giải KHTN 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.


Mở đầu

Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Trả lời:

Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng.


I. Cơ thể là gì?

1. Quan sát hình 1.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

[Kết nối tri thức] Giải KHTN 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật

2. Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống

[Kết nối tri thức] Giải KHTN 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật (ảnh 2)

 Quan sát hình 1.2 và thảo luận các nhóm nội dung sau:

a) Kể tên các cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống?

b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với ôt hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống?

Trả lời:

1. Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

- Bài tiết

- Dinh dưỡng

- Hô hấp

2. - Vật sống giống với ô tô, xe máy ở chỗ cùng sử dụng O2 để tạo ra năng lượng và thải ra CO2

- Ô tô, xe máy không phải vật sống vì nó không có khả năng cảm ứng, sinh trưởng, phát triển.


II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Quan sát hình 1.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

[Kết nối tri thức] Giải KHTN 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật (ảnh 3)

Trả lời:

- Định cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván

- Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai

icon-date
Xuất bản : 25/08/2021 - Cập nhật : 25/08/2021