logo

Kể tên những thiết bị: Thu nhận thông tin đưa vào máy tính, xuất thông tin ra khỏi máy tính, đọc hay lưu dữ liệu số từ máy tính

Câu hỏi: Hãy kể tên những thiết bị có thể:

1) Thu nhận thông tin đưa vào máy tính.

2) Xuất thông tin ra khỏi máy tính dưới dạng quen thuộc với con người.

3) Đọc hay lưu dữ liệu số từ máy tính vào vật lưu trữ hoặc gửi lên mạng.

Lời giải:

Những thiết bị:

1) Thu nhận thông tin đưa vào máy tính là: ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, USB, đĩa CD, DVD.

2) Xuất thông tin ra khỏi máy tính dưới dạng quen thuộc với con người là: màn hình, máy chiếu, máy in.

3) Đọc hay lưu dữ liệu số từ máy tính vào vật lưu trữ hoặc gửi lên mạng là máy ảnh số, ghi âm số.

Kể tên những thiết bị: Thu nhận thông tin đưa vào máy tính, xuất thông tin ra khỏi máy tính, đọc hay lưu dữ liệu số từ máy tính

* Bộ nhớ ngoài của máy tính 

1. Bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Có chức năng gì?

Bộ nhớ ngoài của máy tính hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ cứng gắn ngoài, thường được nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng thể rắn, đĩa CD/DVD. Bộ nhớ này có thể tháo rời đồng nghĩa cũng có thể sử dụng cho các máy tính khác. Phương pháp này còn được gọi là lưu trữ dữ liệu khác với bộ nhớ trong.

Những thiết bị này có thể gắn trực tiếp vào hệ thống của máy tính. 

Bộ nhớ ngoài của máy tính có những chức năng:

- Lưu trữ dữ liệu

- Lưu trữ thông tin rộng (có thể lắp vào máy tính khác)

- Chia sẻ “gánh nặng” giúp bộ nhớ trong

2. Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào?

2.1. Bộ nhớ từ

- Đĩa mềm: Được xem là một phương tiện lưu trữ từ tính, có hình tròn mềm tương tự băng từ. Cả 2 bề mặt của đĩa mềm đều được sử dụng để lưu trữ thông tin.

- Đĩa cứng: Là một phần đĩa được gắn sẵn ở trong ổ cứng. Tuy có cấu trúc khá phức tạp nhưng cách định vị thông tin thì tương tự như đĩa mềm, được sở hữu tốc độ đọc ghi khá nhanh 5400 – 7200 vòng/phút. Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến là: SSD và HDD. Trong đó SSD được ưa chuộng hơn hẳn vì tốc độ xử lý dữ liệu, thông tin nhanh hơn.

2.2. Bộ nhớ quang: Đĩa CD, DVD được coi là các loại đĩa quang chế tạo bằng chất dẻo. Khi laze chiếu vào bề mặt của đĩa quang sau đó phản xạ lại trên đầu thu và giải mã chúng thành tín hiệu.

2.3. Thiết bị nhớ flash (USB)

Để sử dụng được ổ đĩa flash, bạn cần phải cắm ổ đĩa này vào cổng USB.

icon-date
Xuất bản : 08/08/2022 - Cập nhật : 21/10/2023