logo

Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó

Câu hỏi: Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó

Trả lời:

Vật nuôi đặc trưng vùng miền của tỉnh Ninh Thuận địa phương em là cừu Phan Rang.

- Đây là giống cừu có nguồn gốc Phan Rang, Ninh Thuận, có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. 

- Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận. 

- Lông cừu có giá trị thẩm mĩ cao, được dùng làm khăn choàng cổ, áo lạnh, chăn,…, chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Âu.

- Ngoài ra thịt cừu là loại thực phẩm đặc sản, có chất lượng cao được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị của nhiều tầng lớp nhân dân.

* Tìm hiểu về tập tục sinh trưởng của cừu Phan Rang

Tuổi động dục lần đầu 5,5 – 6 tháng; tuổi phối giống lần đầu 7 tháng; chu kỳ động dục 18-21 ngày; thời gian mang thai 148-151 ngày; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 208-262 ngày. Cừu cái sinh sản 1,55 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 1-2 con. Sinh đơn 66,67%, sinh đôi 26,19% và sinh ba 7,14%; Nếu chọn lọc những cừu đực và cái từ những bố mẹ đẻ đôi, ba và cho sữa nhiều làm giống, thì sẽ nâng cao được tỉ lệ đẻ đôi, ba và tăng đàn nhanh chóng. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39 kg, con đực 43 kg. Khoảng cách lứa đẻ 8 tháng (3 lứa trong 2 năm)

Cừu sinh trưởng rất nhanh từ sơ sinh đàn 1 tháng tuổi (168.67g/ngày) sau đó tốc độ sinh trưởng chậm dần (86,66-137,33g/ngày). Tháng thứ hai thường là tháng khủng hoảng vì lượng sữa giảm thấp mà cừu con thì chưa quen ăn nhiều cỏ. Sau đó sức lớn trở lại bình thường. Khả năng sinh trưởng của cừu trong điều kiện quảng canh như sau: Trọng lượng sơ sinh của cừu là 2,20 kg, lúc 3 tháng tuổi 13,98 kg. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 38,96?l,34 kg, con đực 42,64 ? 1,70 kg. Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại đơn giản và rẻ tiền, thức ăn của cừu không cạnh tranh lương thực với người.

Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó

Là loại gia súc sớm thành thục về sinh dục. Cừu đực 5 tháng tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10 tháng tuổi. Cừu cái 6 tháng đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9- 10 tháng. Thời gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16- 17 ngày, mùa dộng dục không rõ rệt nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ thường động dục nhiều và lý lệ thụ thai cao. Cừu cái mang thai lại rất khỏe, nuôi con giỏi hơn dê, do đó tỉ lệ hao hụt cừu con rất thấp. Cừu con sau 4 tháng đã đạt trọng lượng 14 kg, có thể xuất chuồng làm giống.

* Kĩ thuật chăm sóc và phòng bệnh cừu Phan Rang

Với cừu mẹ:

- Chu kỳ động dục của cừu cái 16-17 ngày. Sau khi cho phối giống qua thời gian trên mà không có biểu hiện động dục lại là có triệu chứng có chữa.

- Căn cứ vào ngày phối giống để kịp thời đỡ đẻ cho cừu (Cừu mang thai 146-150 ngày), tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu sơ sinh.

- Có thể bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu chửa nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi mốc.

- Khi có dấu hiệu sắp đẻ như: bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to, có lớp dịch trên niêm mạc âm hộ, cào bới sàn, nên nhốt ở ô chuồng riêng có ổ rơm hoặc đi chăn gần và tránh đồi dốc cao.

- Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có một số trường hợp cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh.

- Sau khi đẻ, cừu mẹ tự liếm cừu con cho khô. Tuy nhiên vẫn lấy khăn sạch lau nước nhầy ở miệng, ở mũi cho cừu con sơ sinh dễ thở. Xong lấy dây sạch buộc cuốn rốn (cách rốn 5 - 6cm) dùng kéo hoặc dao cắt cách nơi buộc 2 - 3cm. Bôi cồn Iốt để sát trùng.

- Cần giúp cho cừu con sơ sinh đứng lên bú được sữa đầu (chứa nhiều chất bổ dưỡng giúp cừu sơ sinh chống được bệnh tật).

- Đẻ xong cừu mẹ khát nước nhiều nên cho cừu mẹ uống nước thoải mái (nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%).

Nuôi cừu con:

- 10 ngày đầu sau khi đẻ, cừu sinh ra cho bú mẹ tự do.

- Từ 11 - 21 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, đến 80 - 90 ngày tuổi có thể cai sữa cừu con.

- Cừu thịt: gốm các cừu đực đã cai sữa và con giống thải loại, trước khi xuất chuồng 2 tháng cần có ô chuồng nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm tăng được trọng lượng lúc xuất bán. Thức ăn bổ sung có thể là: thức ăn tinh, cỏ xanh, củ, quả, phụ phẩm nông nghiệp...

Chuồng trại:

- Cao ráo, thông thoáng, sáng sủa, không có gió lùa, tránh được mưa, nắng hắt trực tiếp vào, mùa hè mát, mùa đông ấm, có sân chơi bằng phẳng và có máng uống.

- Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: đực giống 1,5 - 2,0m2, cái sinh sản 1,3 - 1,5m2, cái tơ 0,6m2.

- Nên làm chuồng kiểu sàn, mặt sàn cách mặt đất chừng 0,6 - 1m đủ chiều cao để quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5cm. Bố trí máng ăn sát mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn (mặt trước chuồng).

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 28/10/2023