logo

Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ Bắc đến Nam

Câu trả lời chính xác nhất: Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện (Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát). Trong đó các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ Bắc đến Nam là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia.

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về câu hỏi Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ Bắc đến Nam và mở rộng hành trang tri thức về tỉnh Thanh Hóa, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa

Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh thanh hóa theo thứ tự từ bắc đến nam

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:

- Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)

- Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)

- Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)

- Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)

Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:

- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175 km.

- Phía Nam: giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km

- Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.

- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192 km.

>>> Tham khảo: Quốc gia nào sau đây không giáp Biển Đông?


2. Địa hình tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: 

- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc  từ 15 -20o . 

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. 

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.


3. Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ Bắc đến Nam

Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện (Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát). Trong đó các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ bắc đến nam là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

>>> Tham khảo: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tiếp giáp biển?


4. Các địa danh nổi tiếng của Thanh Hóa

Thành nhà Hồ

Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh thanh hóa theo thứ tự từ bắc đến nam

Có đến thành nhà Hồ mới thấy người xưa tài giỏi. Chỉ bằng những công cụ thô sơ, sức lao động chân tay là chính với các nguyên liệu bình thường mà họ có thể xây dựng nên công trình vỹ đại này. Thành nhà Hồ có hình vuông, quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay tòa thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh uy nghi sừng sững.

Thành Nhà Hồ nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km. Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô, được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới, chính vì vậy, di tích này đã được UNESCO đã công là Di sản văn hóa thế giới.

Lam Kinh - địa linh nhân kiệt

Thành Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía Tây. Thành Lam Kinh do vua Lê Thái Tổ xây dựng. Khung cảnh ở Lam Kinh thực sự tuyệt đẹp, rừng núi sông suối đẹp kỳ thú, xứng đáng với mảnh đất địa linh nhân kiệt. Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc. Trong Lam Kinh có Vĩnh lăng của vua Lê Thái Tổ, Chiêu lăng của vua Lê Thái Tông và lăng các vua nhà Lê.

Suối cá Thần Thanh Hóa

Thanh Hóa là miền đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Một trong những điểm đến tâm linh, sinh thái nhất nhì quê hương điệu hò sông Mã chính là suối cá thần Cẩm Lương. Suối cá thần Thanh Hóa một tuyệt phẩm của tạo hóa ban tặng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi vẻ hoang sơ, mộc mạc mà còn gắn liền với những huyền tích kỳ bí từ xa xưa.

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa theo thứ tự từ Bắc đến Nam? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng về tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp ích cho các bạn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022