logo

Kể tên các hình thức truyền nhiệt?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: 

Sự truyền nhiệt là quá trình truyền nhiệt lượng của phần này của vật sang phần khác của vật. Cũng có thể truyền nhiệt từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Có 3 hình thức truyền nhiệt. Hãy để Toploigiai kể tên các hình thức truyền nhiệt đó gồm: dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, đối lưu. Ngay sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các hình thức truyền nhiệt trong nội dung dưới đây nhé!


1. Truyền nhiệt là gì?

Sự truyền nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt lượng giữa hai môi trường có nhiệt độ khác nhau qua vách ngăn cách. Cũng có thể truyền nhiệt từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Quá trình trao đổi nhiệt diễn ra theo hướng chuyển nhiệt năng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp cho đến khi nhiệt độ được cân bằng thì ngừng lại.

>>> Xem thêm: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của?

kể tên các hình thức truyền nhiệt

2. Kể tên các hình thức truyền nhiệt

Truyền nhiệt là một quá trình phức tạp xảy ra đồng thời bởi nhiều phương thức khác nhau: dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt.

- Bức xạ nhiệt: truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. ...

Ví dụ bức xạ nhiệt: Để một vật ngoài trời nắng.

- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.

VD: Đốt nóng đầu 1 của thanh kim loại, đầu 2 không đốt, sau một thời gian ta thấy nhiệt độ ở đầu 2 tăng dần và nhiệt độ đầu 1 giảm xuống. Quá trình truyền nhiệt từ đầu 1 sang đầu 2 gọi là sự dẫn nhiệt.

- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng không khí.

Ví dụ về đối lưu: Đun nước.

>>> Xem thêm: Bức xạ nhiệt là gì?


3. Nguyên lý truyền nhiệt

Nguyên lý truyền nhiệt là:

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

- Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

Ví dụ:

Để một tách trà nóng trên bàn, tách trà sẽ bị nguội dần, do nó truyền nhiệt ra môi trường xung quanh cho đến khi nhiệt độ của nó bằng nhiệt độ môi trường.


4. Phương trình cân bằng nhiệt

- Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

- Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa = Qthu vào

Trong đó: Qthu vào = m.c. Δ t

Δ t là độ tăng nhiệt độ

Δ t = t2 - t1 (t2 > t1)

Qtỏa = m’.c’. Δ t’

Δ t’ là độ giảm nhiệt độ

Δ t’ = t1’ - t2’ (t1’ > t2’)

kể tên các hình thức truyền nhiệt

5. Bài tập vận dụng về cân bằng nhiệt

Bài tập 1. Nhiệt lượng kế bằng đồng c1 = 0,09cal/g.độ chứa nước c2 = 1cal/g.độ ở 25oC. Khối lượng tổng cộng của nhiệt lượng kế là 475g. Bỏ vào nhiệt lượng kế một vật bằng đồng thau (c3 = 0,08cal) có khối lượng 400g ở 90oC. Nhiệt độ sau cùng của hệ khi cân bằng nhiệt là 30oC. Tính khối lượng của nhiệt lượng kế và của nước.

Lời giải:

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 + Q3 = 0

=> m1c1(t – t1) + m2c2(t – t2) + c3m3(t – t3) = 0

=> 0,45m1 + 5m2 – 1920 = 0 (1)

m1 + m2 = 475 (2)

từ (1) và (2) => m1 = 100g; m2 = 375g

Bài tập 2. Trộn ba chât lỏng không tác dụng hóa học lẫn nhau. Biết khối lượng lần lượt là m1 = 1kg. m2 = 10kg; m3 = 5kg, nhiệt độ và nhiệt dung riêng lần lượt là t1 = 6oC; c1 = 2kJ/kg.độ, t2 = -40oC; c2 = 4kJ/kg.độ, t3 = 60oC; c3 = 2kJ/kg.độ. Tìm:

a/ Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp

b/ nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp đến 6oC

Lời giải:

Phương trình cân bằng nhiệt Q1 + Q2 + Q3 = 0

c1m1(t-t1) + c2m2(t – t2) + c3m3(t – t3) = 0 => t = – 19oC

b/ nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp lên đến t’ = 6oC

Q = (c1m1 + c2m2 + c3m3)(t-t’) = 1300kJ

Bài tập 3: Có 3 lít nước sôi đựng trong một cái ấm. Hỏi khi nhiệt độ của nước giảm đi còn 40°C thì nước tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng và trọng lượng riêng của nước lần lượt là c=4200J/kg.K và d=104N/m3.

Lời giải:

- Khối lượng của nước:

   

kể tên các hình thức truyền nhiệt

- Nước sôi nhiệt độ t1=100°C.

- Do đó nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường xung quanh là:

   Q = mc(t1 - t2) = 3.4200(100-40) = 756000J = 756kJ

Bài tập 4: Để đun sôi được 5 lít nước từ 25°C thì người ta phải đốt cháy hoàn toàn 100g dầu hỏa. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg. Trong quá trình đun, môi trường đã hấp thụ lượng nhiệt năng là:

Lời giải:

- Nhiệt lượng mà nước thu vào để sôi tới 100°C là:

   Q1 = m.c.Δt = 5. 4200. (100 – 25) = 1575000 (J)

- Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 100g dầu là:

   Q2 = m.q = 0,1. 44.106 = 4400000 (J)

- Nhiệt lượng mà môi trường đã hấp thụ là:

   Q3 = Q2 – Q1 = 2825000 (J) = 2825 (kJ)

----------------------

Như vậy, trên đây Toploigiai đã giúp bạn kể tên các hình thức truyền nhiệt và cung cấp những kiến thức có liên quan. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng!

icon-date
Xuất bản : 13/08/2022 - Cập nhật : 13/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads