Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Kể tên các dòng biển lạnh chạy ven bờ Châu Phi?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về các dòng biển là tài liệu học tập môn Địa lí 6 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ châu Phi:
+ Dòng biển Ben-ghê-la: Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.
+ Dòng biển lạnh Canari nằm ở đại dương Thái Bình Dương: Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.
+ Dòng biển Xô-ma-li: Dòng biển lạnh Xô-ma-li chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1.000mm đến 2.000mm.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các dòng biển qua bài viết dưới đây nhé.
- Như ở trên đã nói, dòng biến là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương. Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển khác nhau mà tạo ra dòng biển khác nhau.
- Các dòng biển, hay còn gọi hải lưu có thể lưu thông trên một quảng đường dài hàng nghìn km. Chúng có tầm quan trọng trong việc xác định khí hậu lục địa, đặc biển các vùng ven biển. Chẳng hạn quần đảo Hawaii, với khí hậu cận nhiệt đới, ở đây sẽ mát mẻ hơn so với các khu vực có cùng vĩ độ với nó bởi dòng hải lưu California tạo ra.
- Các dòng biển sâu lưu thông bởi các độ chênh lệch về nhiệt độ và mật độ. Một số dòng chảy hải lưu sâu nằm dưới dấy đại dương còn được gọi là “băng tải đại dương”do sự luân chuyển nhiệt muối. Do chúng chảy sâu dưới đáy biển nên con người rất khó phát hiển, chính vì thế chúng được gọi là các con sông ngầm dưới đáy đại dương. Đối với các sinh vật, dòng hải lưu có vai trò quan trọng trong quá trình phân tán và di cư. Hơn nữa, những dòng chảy này làm tăng sự trao đổi nước, độ muối, phân bố lại nhiệt độ,… ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn nước trong đại dương, cũng như hoàn lưu khí quyển và khí hậu trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia gần biển.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân sinh ra dòng biển là do gió. Cụ thể: Hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển như gió Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa,… chính là động lực chủ yếu gây lên dòng chảy trong biển và đại dương. Ngoài ra còn có các nhân tố khác đó như sự chênh lệch nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ, nồng độ muối hòa tan,…
- Có 2 loại dòng biển bao gồm dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Cụ thể:
+ Dòng biển lạnh: Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng thì nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh thì được gọi là dòng biển lạnh. Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40० gần bờ Đông các đại dương rồi chảy hướng về Xích đạo.
+ Dòng biển nóng: Khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh khiến cho nhiệt độ ở đây bị cao hơn so với môi trường xung quanh. Dòng biển nóng xuất phát từ 2 bên đường Xích đạo rồi chảy theo hướng Tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.
- Khi 2 dòng biển này gặp nhau sẽ hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
- Ở Bắc Bán Cầu, dòng biển lạnh xuất phát từ cực rồi men theo bờ Tây các đại dương chảy hướng về Xích đạo.
- Dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Ở những vùng có gió mùa thì dòng biển sẽ đổi chiều theo mùa.
→ Nơi có dòng biển nóng chảy qua, nước sẽ bị bốc hơi tạo thành khí ẩm dẫn đến mưa nhiều. Còn nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì nước khó bốc hơi nên lượng mưa ít và thậm chí là không có mưa.