logo

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (Hoàn cảnh, diễn biến)


1. Hoàn cảnh ra đời kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi

    Sau thất bại ở biên giới vào năm 1950 đã khiến cho cục diện của thực dân Pháp thay đổi kháng kể. Pháp phải thay đổi lại toàn bộ chiến thuật, đôi khi phải lùi về phòng ngự, mất hoàn toàn thế chủ động. Trong bối cảnh này, cuộc kháng chiến nước Việt Nam có chuyển biến tích cực nâng lên vị thế trên trường quốc tế.

    Nước Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cộng đồng nhiều nước trên thế giới nên khí thế chiến đấu càng cao. Năm 1950, nước ta nhận được viện trợ của nước Trung Quốc. Trước tình thế đó, Pháp buộc phải cầu viện trợ từ Mỹ mới tiếp tục giữ thế thượng phong ở các nước Đông Nam Á. Mỹ đồng ý giúp đỡ Mỹ tấn công Đông Dương khiến cho chiến tranh bùng nổ khắp nơi.

    Tháng 9/1951, Mĩ và đội quân bù nhìn kí kết hiệp ước kết nối chặt với nhau với bản “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ”. Mỹ viện trợ để chính quyền Bảo Đại đàn áp nhân dân trong nước vô vùng dã man và thực hiện các cuộc tàn sát người vô tội. Dựa vào bản hiệp ước đó nên vị thế của Mỹ được tăng cường, thoải mái tung hoành trên lãnh địa nước ta.

    Pháp được tiếp sức tập trung lực lượng phòng ngự và bình định các vùng tạm chiến, mở liên tiếp các cuộc phản công. Tháng 12/1950 Chính phủ nước Pháp cứ đại tướng Đờ Lát Đơ Tátxinhi làm chỉ huy cuộc đánh chiếm Đông Dương. Ông này nhanh chóng lên kế hoạch mang tên kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi âm mưu thâu tóm các nước Đông Dương nhanh chóng.


2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi 

- Ngày 6/12/1950, Đại tướng đơ Tátxinhi làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, dựa vào viện trợ Mỹ, đề ra kế hoạch mới, nhanh chóng kết thúc  chiến tranh.

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (Hoàn cảnh, diễn biến)

Tướng Đờ lát Đơ tatxinhi

* Kế hoạch có 4 điểm chính: 

- Tập trung quân Âu – Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển nguỵ quân, xây dựng “quân đội quốc gia”.

- Xây dựng phòng tuyến công sự  xi măng cốt sắt (boong ke), lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực ta và kiểm soát ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.

- Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng. 

- Đánh phá hậu phương của ta. 

=> Làm cho cuộc đấu tranh của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.


3. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

3.1. Các chiến dịch ở Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951)

- Để giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ và đẩy địch lùi sâu vào thế bị động đối phó, trong thời gian cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tục 3 chiến dịch:

+ Chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du) – từ ngày 25/12/1950 đến ngày 17/1/1951: Ta đánh vào Phúc Yên, Vĩnh Yên nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ kế hoạch củng cố vùng chiếm đóng của chúng, loại khỏi vòng chiến đấu 5000 tên.

+ Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18) – từ ngày 29/3 đến ngày  5/4/1951: Ta tiến công địch ở phòng tuyến Đường số 18, từ Phả Lại đến Uông Bí, Mạo Khê, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2 900 địch, phá hủy và bức rút 130 vị trí và tháp canh. 

+ Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh) – từ ngày 28/5 đến ngày 20/6/1951: Ta tiến công địch ở Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4000 địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh. 

* Đây là những chiến dịch tiến công có quy mô lớn của quân ta đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng, đã loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch, phá vỡ từng mảng kế hoạch bình định của chúng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và do lựa chọn địa bàn 3 chiến dịch chưa phù hợp với khả năng tác chiến của bộ đội ta, nên kết quả chiến đấu bị hạn chế.

3.2. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân – từ ngày 10/12/1951 đến ngày 25/2/1952 

- Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV. Ngày 09/11/1951, Đơ Lát đơ Tátxinhi tiến đánh Hòa Bình 

- Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh phong trào du kích, ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình.

 - Kết quả: Ta giải phóng khu vực Hòa Bình – sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân, căn cứ du kích mở rộng. 

- Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước.

 3.3. Chiến dịch Tây Bắc thu –đông, từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952 

 - Tây Bắc là vùng chiến kược quan trọng, địch đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.

- Từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952, ta tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 13.000 địch, giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

 3.4. Chiến dịch Thượng Lào – từ ngày 8/4/ 1953 đến ngày 18/ 5/1953

 - Đầu 1953, ta cùng Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.

 - Kết quả: giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân. 

- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng. 

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 07/11/2021