logo

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian

Câu hỏi: Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian?

Trả lời:

+ Để vẽ đồ thì x – t ta cần lập bảng xác định các giá trị tương ứng giữa x và t

+ Vẽ hai trục tọa độ vuông góc với nhau, trục t là trục hoành, trục x là trục tung.

+ Trên hệ (x, t) ta vẽ các điểm có (x, t) tương ứng với bảng đã xác định ở trên.

+ Nối các điểm với nhau ta được đồ thị x – t.

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian

CÙNG TOP LỜI GIẢI TÌM HIỂU THÊM NHÉ!!!


1. Các dạng bài tập về chuyển động thẳng đều

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường, thời gian trong chuyển động thẳng đều 

- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

- Công thức tính tốc độ trung bình: 

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian (ảnh 2)

Vận tốc trung bình: 

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian (ảnh 3)

Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều

- Bước 1: Chọn hệ quy chiếu

      + Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động 

      + Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật )

      + Gốc thời gián (thường là lúc vật bắt đầu chuyển dộng)

      + Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)

- Bước 2: Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:

Tọa độ đầu x0 = ? vận tốc v = (bao gồm cả dấu theo chiều chuyển động của vật)? Thời điểm đầu t0 = ? 

- Bước 3: Thiết lập phương trình của chuyển động cho vật từ các yếu tố đã xác định. Đối với chuyển động thẳng đều, ta có công thức: 

                   x = x0 + s = x0 + v(t−t0)

Với những bài toán cho phương trình chuyển động của hai vật yêu cầu tìm thời gian khi hai vật bằng nhau thì cho x1 = x2 rồi tìm t.

Dạng 3: Vẽ đồ thị của chuyển động thằng đều 

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ lệ xích thích hợp

Bước 2: Viết phương trình toạ độ của vật, từ đó vẽ đồ thị chuyển động

* Chú ý: 

    + Khi v > 0 ⇔ đồ thị hướng lên 

    + Khi v < 0 ⇔ đồ thị hướng xuống dưới 

    + Khi v = 0 ⇔ đồ thị nằm ngang

    + Khi v1 = v2 ⇔ hai đồ thị song song 

    + Hai đồ thị cắt nhau: Toạ độ giao điểm cho biết thời điểm và nơi gặp nhau của hai vật chuyển động.


2. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng, trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian.

+ Chuyển động có vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều.

+ Chuyển động có vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều.


3. Bài tập về chuyển động thẳng đều

Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?

Lời giải:

  Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Câu 2: Nêu những đặt điểm của chuyển động thẳng đều.

Lời giải:

Đặc điểm:

+ Quỹ đạo của chuyển động là đường thẳng.

+ Vận tốc trung bình không đổi trên mọi quãng đường.

Câu 3: Tốc độ trung bình là gì?

Lời giải:

Tốc độ trung bình là đại lượng đo bằng tỉ số giữa quãng đường vật đi được và thời gian chuyển động, nó cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động:

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian (ảnh 4)

(Lưu ý: Tốc độ trung bình luôn dương, không nhận giá trị âm)

Câu  4: Trong chuyển động thẳng đều

A. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.

B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.

C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

D. Quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Lời giải:

- Chọn D.

- Vì thời gian càng nhiều thì quãng đường đi sẽ càng dài.

Câu 5: Chỉ ra câu sai.

Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là một đường thẳng.

B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

Lời giải:

- Câu sai là D.

Bởi vì: khi xuất phát và khi dừng lại, tốc độ phải thay đổi.

Câu  6: Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở hình 2.1. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến t1.

B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.

Hướng dẫn cách vẽ đồ thị tọa độ thời gian (ảnh 5)

Lời giải:

Chọn A.

Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là 1 đoạn thẳng. Đồ thi ứng đoạn từ t1 đến t2 cho thấy tọa độ x không thay đổi, tức vật dứng lại.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021