logo

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

icon_facebook

Hợp tác là hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Hợp tác dựa trên những nguyên tắc là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác


Trắc nghiệm: Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

 A. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác.

 B. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết có gây hại cho ai.

 C. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.

 D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Hợp tác là gì?

Hợp tác là hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

2. Ý nghĩa của hợp tác

- Như đã đề cập ở phần hợp tác là gì, hợp tác là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mà còn giữa các sinh vật với nhau. Khi tham gia vào quan hệ hợp tác các bên cùng chung tay góp sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì một mục tiêu chung. Vì vậy, hợp tác mang lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Thứ nhất: Hợp tác giúp các bên hiểu biết về nhau hơn, tránh gây ra những mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

+ Thứ hai: Hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, quyền con người,….

+ Thứ ba: Quan hệ hợp tác giữa các bên sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

+ Thứ tư: Hợp tác sẽ góp phần nhanh chóng đạt được mục tiêu chung.

- Những yếu tố để gây dựng nên mối quan hệ hợp tác thành công

Một khi đã hiểu hợp tác là gì thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy làm sao để tìm kiếm và giữ được mối quan hệ này lâu dài đúng không nào? Chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn những yếu tố cần thiết để tạo dựng 1 mối quan hệ hợp tác thành công và vững bền.

+ Có chung mục tiêu và tham vọng

Đầu tiên thì các bên tham gia cần có 1 mục tiêu và mong muốn thì mối quan hệ hợp tác của họ mới bền chặt được. Bạn muốn xây dựng một “liên minh” vững bền thì bạn và đối phương chắc chắn phải có sự thống nhất về lý tưởng, quan điểm cũng như các “đường đi nước bước”.

Chỉ có như vậy thì 2 bên mới có thể đồng lòng nhất trí, họ cũng sẽ dễ dàng gặt hái được thành công hơn bởi vì họ đều hiểu 1 điều “Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

+ Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau

Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là hai tiêu chí hàng đầu để xây dựng mối quan hệ đối tác thành công. Để làm được điều này, đôi bên cần trực thực và rõ ràng trong các giao dịch kinh doanh. Công khai mọi khoản chi phí và luôn đề cao tinh thần làm việc thân thiện, bình đẳng và công bằng.

+ Giải quyết xung đột bằng phương pháp “hòa bình”

Bất đồng là điều không tránh khỏi khi hai doanh nghiệp cùng quyết định “góp gạo thổi cơm chung”. Tuy nhiên, thay vì nóng nảy và hiếu chiến hãy giải quyết mọi thứ trong hòa bình bằng cách đối thoại và bàn bạc để đi đến thống nhất, tránh những rạn nứt không đáng có.

+ Xác định rõ vai trò của từng bên

Mối quan hệ hợp tác cần có nhiều thứ chung như: lý tưởng, quan điểm… nhưng vẫn cần có sự rạch ròi ở 1 vài khía cạnh. Thứ đầu tiên cần xác định rõ ràng và cụ thể là vai trò riêng của từng bên.

Chúng ta cùng hướng đến 1 mục tiêu, chúng ta làm việc cùng với nhau nhưng chúng ta vẫn cần có sự phân công công việc rõ ràng. Ví dụ, bên A sẽ đảm nhiệm việc XYZ còn bên B hoàn thành phần HIK… Mỗi bên có vai trò riêng nhưng vẫn hỗ trợ cho nhau, như thế tốc độ hoàn thành công việc sẽ nhanh hơn và hiệu quả cũng sẽ rất cao.

+ Biết lắng nghe trong quá trình hợp tác

Biết lắng nghe trong quá trình hợp tác cũng là điều cần thiết để sự hợp tác đạt thành công. Trong quá trình làm việc chung, chắc chắn sẽ có những chia sẻ, quan điểm của mọi người được đưa ra. Mặc dù sẽ có những ý kiến chưa chính xác, chưa phù hợp, tuy nhiên, việc lắng nghe sẽ giúp cho chúng ta nhận ra được lỗi sai, từ đó đóng góp ý kiến cho người khác. Thậm chí, ngay từ chính những sai sót đó cũng giúp bản thân mỗi người rút ra được bài học quý giá, kinh nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, lắng nghe còn giúp cho sự hợp tác trở nên tốt đẹp, tạo niềm tin, gắn bó giữa mọi người với nhau.

>>> Xem thêm: Tinh thần hợp tác là gì?

icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 07/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads