logo

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn 23424234

Lớp 12

50đ

03:03:32 15-Mar-2022
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

03:03:05 15-Mar-2022

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà. Từ đó bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích, bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, bài tùy bút Người lái đò Sông Đà, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. * Cảm nhận hình tượng Sông Đà - Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều. + Dòng chảy của Sông Đà uốn lượn như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”. + Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân…. + Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”. - Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi cảm, Sông Đà “như một cố nhân”. + Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi. + Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người. - Hình tượng Sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; câu văn nhịp nhàng; hình ảnh bay bổng, lãng mạn; sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh…tạo những liên tưởng độc đáo thú vị, làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông. (Lưu ý: Phần nghệ thuật phải được lồng vào phần nội dung) * Bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân. - Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên đặc biệt. … - Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông. - … d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads