“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
……………………………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành »
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (2)
NguyenHieu
02:03:16 15-Mar-2022
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
……………………………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành »
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Bình luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
+ Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến.
+ Bình luận nét độc đáo của hình tượng này.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm « Tây Tiến » ? và đoạn thơ.
-Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là ghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng được biết nhiều với tư cách là nhà thơ. Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Sáng tác chính: Mây đầu ô (thơ, 1968), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
-Tây Tiến được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. In trong tập “Mây đầu ô”
-Bài thơ bao trùm là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. Trong đó nổi bật là đoạn thơ khắc họa thành công hình ảnh người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp độc đáo.
2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ.
- Giới thiệu về đoàn binh Tây Tiến
- Hai câu thơ đầu: khắc tạc vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến khi đặt giữa phông nền thiên nhiên TB hiện lên giữa bao khó khăn thiếu thốn, lại càng bi tráng, lãng mạn và hào hoa:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
+ Vẻ đẹp bi tráng gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh xao “xanh màu lá”; kì dị “không mọc tóc” ; “quân xanh màu lá” nguyên nhân do những ngày tháng hành quân vất vả, thiếu thốn đó là dấu ấn trận sốt rét rừng. Hiện thực gian khổ, khắc nghiệt.
+ Bên cạnh đó cái bi còn có chất hào hùng, nghệ thuật đối lập giữa vẻ ngoài và tâm hồn bên trong đó là tinh thần, khí chất mạnh mẽ trong tư thế bên người lính “giữ oai hùm” làm chủ rừng thiêng sông núi, chúa tể. Qua đó câu thơ mang âm hưởng hào hùng, người lính tuy gian khổ, thiếu thốn nhưng yêu đời, kiêu hùng.
-Hai câu thơ tiếp: dấu ấn lãng mạn của những chàng trai Hà Nội mang tâm hồn hào hoa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Hai chữ “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng “mắt trừng” là ánh mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với ý chí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù, ánh mắt căm hờn rực lửa.
+ Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” – mộng giết giặc, lập công, hòa bình, đôi mắt có tình, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê hương.
+ Và trong bóng Hà Nội nào có quên một dáng “kiều thơm”, đó là bóng hình của những người bạn gái Hà thành thanh lịch yêu kiều, diễm lệ, với ý nghĩa ấy ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi non sông mà còn rất hào hoa, lãng mạn.
-Hai câu thơ tiếp theo vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ các từ Hán việt như “biên cương” “viễn xứ” gợi lên không khí cổ kính, không gian xa xôi hẻo lánh heo hút hoang lạnh, nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết không né tránh hiện thực.
+ câu thơ tiếp theo càng khẳng định dữ dội hơn nữa như một lời thề sông núi:
“chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Bốn chữ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái chắc nịch, gợi vẻ phong trần, mang vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . “chiến trường” nơi bom đạn khốc liệt là cái chết dữ dội kề cận nguy nan, “đời xanh” là tuổi trẻ, cuộc sống vào giai đoạn đẹp nhất, nhiều ước mơ, khát vọng lí tưởng nhiệt huyết, thế nhưng ở đây ngưới lính lại “chẳng tiếc” đời mình.
- Hai câu thơ cuối sự hi sinh bi tráng của ngưới lính:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính.
+ người con ưu tú anh dũng của dân tộc về với đất mẹ “anh về đất” là cách nói giảm nói tránh đi cái chết làm câu thơ không bi mà không lụy, ý thơ từ đó mang các anh về với thế giới của vĩnh hằng.
+ con sông Mã chứng nhân lịch sử,bạn đồng hành của đoàn quân TT, cũng nhỏ dòng lệ cảm thương lay động cả đất trời, đã gầm lên “khúc độc hành” khúc tráng ca bi hùng rực rỡ nét sử thi “sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng , khúc nhạc thiêng tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
-Đánh giá, nhận xét: sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh, đối lập tương phản giữa ngoại hình tiều tụy với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính biện pháp nhân hóa, ẩn dụ…ngôn ngữ sử thi, lãng mạn hào hùng, chất thơ mang dấu ấn của tri thức.
3. Bình luận ngắn gọn về vẻ đẹp độc đáo của hình tượng này.
+ Xuất thân của đoàn quân TT: đa phần là thanh niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội.
+ Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng đầy hào hoa của tuổi trẻ.
+ Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của người lính TT.
+ Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
e. Sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0
NguyenHieu
02:03:16 15-Mar-2022
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
……………………………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành »
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Bình luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
+ Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến.
+ Bình luận nét độc đáo của hình tượng này.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm « Tây Tiến » ? và đoạn thơ.
-Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là ghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng được biết nhiều với tư cách là nhà thơ. Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Sáng tác chính: Mây đầu ô (thơ, 1968), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
-Tây Tiến được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. In trong tập “Mây đầu ô”
-Bài thơ bao trùm là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. Trong đó nổi bật là đoạn thơ khắc họa thành công hình ảnh người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp độc đáo.
2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ.
- Giới thiệu về đoàn binh Tây Tiến
- Hai câu thơ đầu: khắc tạc vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến khi đặt giữa phông nền thiên nhiên TB hiện lên giữa bao khó khăn thiếu thốn, lại càng bi tráng, lãng mạn và hào hoa:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
+ Vẻ đẹp bi tráng gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh xao “xanh màu lá”; kì dị “không mọc tóc” ; “quân xanh màu lá” nguyên nhân do những ngày tháng hành quân vất vả, thiếu thốn đó là dấu ấn trận sốt rét rừng. Hiện thực gian khổ, khắc nghiệt.
+ Bên cạnh đó cái bi còn có chất hào hùng, nghệ thuật đối lập giữa vẻ ngoài và tâm hồn bên trong đó là tinh thần, khí chất mạnh mẽ trong tư thế bên người lính “giữ oai hùm” làm chủ rừng thiêng sông núi, chúa tể. Qua đó câu thơ mang âm hưởng hào hùng, người lính tuy gian khổ, thiếu thốn nhưng yêu đời, kiêu hùng.
-Hai câu thơ tiếp: dấu ấn lãng mạn của những chàng trai Hà Nội mang tâm hồn hào hoa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Hai chữ “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng “mắt trừng” là ánh mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với ý chí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù, ánh mắt căm hờn rực lửa.
+ Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” – mộng giết giặc, lập công, hòa bình, đôi mắt có tình, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê hương.
+ Và trong bóng Hà Nội nào có quên một dáng “kiều thơm”, đó là bóng hình của những người bạn gái Hà thành thanh lịch yêu kiều, diễm lệ, với ý nghĩa ấy ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi non sông mà còn rất hào hoa, lãng mạn.
-Hai câu thơ tiếp theo vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ các từ Hán việt như “biên cương” “viễn xứ” gợi lên không khí cổ kính, không gian xa xôi hẻo lánh heo hút hoang lạnh, nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết không né tránh hiện thực.
+ câu thơ tiếp theo càng khẳng định dữ dội hơn nữa như một lời thề sông núi:
“chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Bốn chữ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái chắc nịch, gợi vẻ phong trần, mang vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . “chiến trường” nơi bom đạn khốc liệt là cái chết dữ dội kề cận nguy nan, “đời xanh” là tuổi trẻ, cuộc sống vào giai đoạn đẹp nhất, nhiều ước mơ, khát vọng lí tưởng nhiệt huyết, thế nhưng ở đây ngưới lính lại “chẳng tiếc” đời mình.
- Hai câu thơ cuối sự hi sinh bi tráng của ngưới lính:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính.
+ người con ưu tú anh dũng của dân tộc về với đất mẹ “anh về đất” là cách nói giảm nói tránh đi cái chết làm câu thơ không bi mà không lụy, ý thơ từ đó mang các anh về với thế giới của vĩnh hằng.
+ con sông Mã chứng nhân lịch sử,bạn đồng hành của đoàn quân TT, cũng nhỏ dòng lệ cảm thương lay động cả đất trời, đã gầm lên “khúc độc hành” khúc tráng ca bi hùng rực rỡ nét sử thi “sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng , khúc nhạc thiêng tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
-Đánh giá, nhận xét: sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh, đối lập tương phản giữa ngoại hình tiều tụy với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính biện pháp nhân hóa, ẩn dụ…ngôn ngữ sử thi, lãng mạn hào hùng, chất thơ mang dấu ấn của tri thức.
3. Bình luận ngắn gọn về vẻ đẹp độc đáo của hình tượng này.
+ Xuất thân của đoàn quân TT: đa phần là thanh niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội.
+ Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng đầy hào hoa của tuổi trẻ.
+ Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của người lính TT.
+ Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
e. Sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?