logo

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) đã phản ánh bi kịch và khát vọng muôn thuở của con người.

1990 điểm

nguyenngoc

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

20đ

02:08:08 12-Aug-2021
Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) đã phản ánh bi kịch và khát vọng muôn thuở của con người. Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để làm sáng tỏ điều đó.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

tam nguyen

02:08:41 12-Aug-2021

1.Về kĩ năng: - Hiểu đúng yêu cầu của đề. Biết cách viết bài văn nghị luận kiểu phân tích nhân vật để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm truyện. Học sinh biết huy động năng lực phân tích , cảm thụ nhân vật trong tác phẩm truyện, vận dụng các thao tác nghị luận hợp lí. - Bài viết có bố cục rõ ràng: luận điểm trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Không mắc lỗi chính tả, không mắc các lỗi cơ bản về cách dùng từ, về ngữ pháp. 2.Về nội dung: Hs có thể trình bày những cách thức khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề nghị luận và hướng đến các nội dung chính sau: I.Đặt vấn đề: dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm, nhân vật, nhận định. II. Giải quyết vần đề: 1.Giải thích khái quát nhận định: - Bi kịch và khát vọng luôn có mối quan hệ với nhau. Càng đau khổ, con người càng có khát vọng vươn lên trên đau khổ. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã phản ánh được bi kịch và khát vọng muôn thưở của con người trong cuộc sống gia đình. 2. Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định. a.Cuộc đời, số phận của Vũ Nương là một bi kịch - Cuộc sống gia đình của Vũ Nương ngay từ đầu đã ẩn chứa mầm mống bi kịch ( dẫn chứng và phân tích). - Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương phải một mình chịu gánh nặng gia đình và sống trong cảnh cô đơn, buồn nhớ chồng (dẫn chứng và phân tích). - Ngày Trương Sinh trở về, Vũ Nương bị vu oan và chịu sự đối xử tệ bạc (dẫn chứng và phân tích). - Cuối cùng Vũ Nương chịu cái chết oan ngiệt. + Nguyên nhân trực tiếp: Do sự hiểu lầm từ nhiều cái ngẫu nhiên: chiến tranh, cha con xa cách nên ngày trở về con không nhận cha, còn nói những lời thơ ngây về một người cha khác khiến Trương Sinh hiểu lầm. + Nguyên nhân sâu xa: Do Trương Sinh gia trưởng, thất học, đa nghi, độc đoán, vũ phu, ghen tuông mù quáng. Do chế phong kiến phụ quyền bất bình đẳng đã tạo cho Trương Sinh cái thế của kẻ giàu có bên cạnh cái thế của người đàn ông gia trưởng. Do chiến tranh phong kiến. ->Vũ Nương phải chọn cái chết để chứng minh cho tiết hạnh, thủy chung chính là bi kịch đau đớn của số phận cuộc đời nàng. Kết thúc truyện , nàng dù có được trở về dương thế nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc. Nàng không bao giờ có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn ở cõi người. b.Dù sống trong bi kịch Vũ Nương vẫn ủ ấp khát vọng về hạnh phúc gia đình- một khát vọng bình dị cần có và nên có. - Vũ Nương theo đuổi và tạo dựng khát vọng ấy trong cõi sống.Nàng chỉ mong được cùng chồng vun đắp hạnh phúc gia đình bình yên, khao khát cảnh vợ chồng, cha con được đoàn tụ khi chiến tranh gây xa cách. ( Nêu dẫn chứng và phân tích xoay quanh những hành động, lời nói của nàng lúc chia tay chồng đi lính “chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”, những lúc “ ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản”, khi khẳng định với Trương Sinh “ thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì cái thú vui nghi gia nghi thất...”) -Vũ Nương vẫn không nguôi quên và tha thiết với gia đình cả khi ở dưới thủy cung ( Dẫn chứng và phân tích cụ thể lời của Vũ Nương nói với Phan Lang “ Vả chăng ngựa hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy , tôi tất tìm về có ngày”, ở hành động trở về dương thế, nói lời chia biệt với Trương Sinh “ Đa tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa’...). -Kết thúc truyện , Vũ Nương và chồng con vẫn âm dương cách trở, hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn nhưng khát vọng hạnh phúc gia đình vẫn tha thiết không nguôi. * Trong bi kịch, Vũ Nương khao khát được minh oan, được bảo toàn danh dự, được lẽ công bằng soi tỏ ( Dẫn chứng và phân tích lời cầu xin chồng “ Dám xin bày tỏ để cởi bỏ mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”, ở lời than với thần sông trước khi chết “ ...thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước làm xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu mĩ...”, ở sự lựa chọn cái chết.) 3. Đánh giá chung: - Nhân vật Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Ở họ hội tụ đáng quý nhưng cuộc đời , số phận của họ đầy bi kịch. Nguyễn Dữ đã thể hiện sự thấu hiểu , đồng cảm với người phụ nữ và bộc lộ thái độ bênh vực họ khi phản ảnh cái hiện thực bất công đó. - Khát vọng của Vũ Nương không chỉ là của người phụ nữ xưa mà còn là khát vọng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Qua đó Nguyễn Dữ đã lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc xứng đáng cho họ. III. Kết thúc vấn đề Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads