logo

Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít?

7671 điểm

QueNgocHai

Giáo dục công dân

Lớp 12

20đ

03:08:13 27-Aug-2021
Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít?
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trang Trần

03:08:33 27-Aug-2021

Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít? Nếu chủ nghĩa duy vật tầm thường đề cao nhân tố vật chất coi nhẹ nhân tố tinh thần (ý thức), còn chủ nghĩa duy tâm đề cao nhân tố tinh thần coi nhẹ nhân tố vật chất thì, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với ý thức, đồng thời cũng vạch rõ sự tác động ngược trở lại của ý thức đến vật chất, đặc biệt là vật chất xã hội – vật chất có mang ý thức, từ đó xác định đúng vai trò và tác dụng của ý thức trong đời sống con người. 1. Vai trò và tác dụng của ý thức Dù do vật chất sinh ra và bị vật chất quyết định, song sau khi ra đời, ý thức trở thành thực tại chủ quan, có quy luật và kết cấu riêng, tồn tại trong bộ óc của con người có lợi ích đang hoạt động thực tiễn, vì vậy nó có tính độc lập tương đối. Khi dựa trên tính độc lập tương đối và thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức của con người có thể tác động mạnh mẽ trở lại vật chất - hiện thực khách quan, làm biến đổi hoặc duy trì nó nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình. Tuy nhiên, nếu ý thức tự nó, nghĩa là nó không thông qua hoạt động thực tiễn thì nó sẽ không trực tiếp làm thay đổi được gì trong hiện thực cả; bởi vì “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất” mà thôi. Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng không tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của ý thức con người, đồng thời cũng không bỏ qua nó, mà chỉ khẳng định ý thức con người chỉ có sức mạnh thật sự khi tác động thông qua hoạt động thực tiễn của chính con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, các nhân tố ý thức xâm nhập vào lực lượng vật chất (tri thức được vật chất hoá, quan điểm, tình cảm, ý chí được quần chúng hóa…) và tại đây, chúng bộc lộ sức mạnh trực tiếp có được của mình. Sự xâm nhập của các nhân tố ý thức vào lực lượng vật chất càng sâu rộng, thì sức mạnh và vai trò can thiệp trực tiếp của chúng vào vật chất, hiện thực khách quan càng lớn. Tuy nhiên, sự tác động của các nhân tố ý thức có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực đến tiến trình phát triển của hiện thực khách quan. Ý thức càng phản ánh đầy đủ, chính xác các quy luật khách quan của hiện thực, thì khi tác động đến hiện thực sức mạnh của nó sẽ hướng vào việc cải tạo và thúc đẩy sự phát triển nhanh của hiện thực đó. Còn ngược lại, nếu ý thức phản ánh không đúng các quy luật khách quan của hiện thực hay chủ yếu dựa trên tình cảm, ý chí, lợi ích, mục đích chủ quan của lực lượng xã hội bảo thủ, lạc hậu thì khi tác động đến hiện thực, sức mạnh của nó sẽ duy trì tiếp tục hiện thực cũ, kìm hãm quá trình phát sinh, phát triển của hiện thực mới. Tóm lại, vai trò và tác dụng của ý thức thể hiện qua việc vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn mọi hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra. Điều này nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức. Việc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức cũng có nghĩa là phát huy vai trò nhân tố con người, phát huy vai trò của nhân tố chủ quan - tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí…-, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới. 2. Nguyên lý về tính thống nhất thế giới trong tính vật chất Triết học duy vật biện chứng luôn cho rằng: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã”. Và, “tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” . Khi dựa trên tư duy triết học mà trước hết là triết học duy vật và các thành tựu của khoa học mà trước hết là khoa học tự nhiên, triết học duy vật biện chứng xây dựng nguyên lý về tính thống nhất thế giới trong tính vật chất. Nguyên lý này được phát biểu như sau: Một là, thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận; trong nó không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau. Hai là, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau; chúng là những dạng thể cụ thể, có một mức độ kết cấu - tổ chức nhất định của vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của các quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Ba là, ý thức hay đời sống tinh thần, tư duy của con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có kết cấu, tổ chức cao – vật chất xã hội và bộ óc của con người. Thế giới vật chất đa dạng nhưng thống nhất và duy nhất. 3. Nguyên tắc khách quan mácxít Việc quán triệt nguyên lý về sự thống nhất thế giới trong tính vật chất, xác định đúng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, hiểu rõ vai trò và tác dụng của ý thức đến hoạt động cải tạo thế giới của con người sẽ giúp chúng ta vạch ra nguyên tắc khách quan nhằm điều chỉnh hoạt động nhận thức đúng đắn và thực tiễn cải tạo thế giới một cách hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu: + Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải: Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tuỳ tiện đưa ra những nhận định, đánh giá chủ quan. Hai là, biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành những thí nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết đó. + Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể cần phải: Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. Hai là, dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra. Nghĩa là, chủ thể phải biết lấy hiện thực khách quan (thực tế) chứ không phải lấy ý muốn, tình cảm chủ quan làm căn cứ cho mọi hoạt động cải tạo thế giới của mình. Còn trong mọi hoạt động cải tạo thế giới của mình cần biết phát huy tính năng động sáng tạo của hiện thực chủ quan (ý thức). Nguyên tắc khách quan đối lập với chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, đồng thời nó cũng xa lạ với thái độ thờ ơ lãnh đạm, thụ động, chờ thời.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm