logo

Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

20 điểm

HuongLy

Giáo dục công dân

Lớp 12

50đ

07:12:38 16-Dec-2021
Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

07:12:26 16-Dec-2021

1. Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và tồn tại dưới những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất mà hạt nhân là quan hệ sở hữu để xác định từng thành phần cụ thể. Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH và là tất yếu khách quan. Về mặt cơ sở thực tiễn, điều đó là tất yếu khách quan bởi vì trong nền kinh tế lúc này còn tồn tại một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ (kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân…) để lại. Chúng vẫn đang có tác dụng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, một số thành phần kinh tế mới cũng được hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước). Về mặt cơ sở lý luận, suy cho cùng, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở nước ta là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, trình độ lực lượng sản xuất còn rất thấp và không đồng đều giữa các ngành, các vùng… nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. 2. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất XH bởi vì nó tạo ra được sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất dẫn đến việc đẩy mạnh năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế. Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cũng là cơ sở để phát triển nền kinh tế định hướng XHCN ở nước ta. Dưới tác động của các quy luật kinh tế và sự điều tiết, quản lý của Nhà nước, nền kinh tế này có tác dụng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời, tạo điều kiện cho mọi công dân tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện quyền dân chủ về kinh tế theo pháp luật. Cuối cùng, sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp XH, có tác dụng khai thác sử dụng các nguồn lực, các tiềm năng đất nước như sức lao động, vốn, tài nguyên… để tăng trưởng kinh tế nhanh và có hiệu quả cao.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm