logo

Phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?

1607 điểm

Trang Trần

Giáo dục công dân

Lớp 12

10đ

03:08:48 27-Aug-2021
Phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

QueNgocHai

03:08:16 27-Aug-2021

Phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này? Để trả lời cho câu hỏi: Sự vận động và phát triển của sự vật đi theo xu hướng nào? Quan điểm duy vật biện chứng đưa ra qui luật phủ định của phủ định nhằm khẳng định xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật không phải con đường thẳng hay đường tròn khép kín, mà là theo con đường “xoắn ốc” đi lên. 1. Phủ định và phủ định biện chứng • Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. • Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định. Nói ngắn gọn, phủ định biện chứng là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho cái bị phủ định tiếp tục phát triển. Như vậy, phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Phủ định biện chứng mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự qui định; cách thức phủ định không tùy thuộc ý muốn của con người. Nghĩa là mỗi sự vật có cách thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì bản thân sự phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại thông qua phủ định biện chứng cho ra đời cái mới. Như vậy, cái mới là cái ra đời từ cái cũ, là cái được phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những cái lạc hậu, giữ lại những mặt tích cực, cái mới là cái ra đời hợp qui luật. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những mặt lạc hậu, tiêu cực. Do vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. V.I.Lênin viết: "không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định" . Phủ định biện chứng là một quá trình tích cực chỉ thực hiện bằng con đường phát triển cái bị phủ định. Cái cũ không phải bị tiêu diệt một cách đơn giản: cái cũ chỉ tiêu diệt sau khi tự nó đã tạo ra điều kiện cho giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn phát triển cũ bị phủ định, bản thân nó là giai đoạn tiến bộ trong quá trình phát triển tiến lên nói chung. Nó bị phủ định, nhưng sự tiến bộ thực hiện trong nó thì không bị phủ định. Trái lại, sự tiến bộ ấy tiếp tục trong giai đoạn mới; giai đoạn mới hấp thụ và phát triển tất cả những thành tích của quá khứ. Ví dụ, chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản tức là phủ định biện chứng, nhưng điều kiện ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là do chủ nghĩa tư bản đẻ ra, và chủ nghĩa xã hội xuất hiện là giai đoạn phát triển nối tiếp sau của xã hội. Tất cả những thành tích, tất cả sự tiến bộ của sức sản xuất, cũng như tất cả những thành tích văn hóa đạt được trong chế độ tư bản không bị tiêu diệt, mà trái lại, nó được giữ lại và phát huy thêm. Người siêu hình không hiểu nội dung tích cực đó của phủ định biện chứng; đối với họ, phủ định có nghĩa là nói "không" một cách giản đơn. Hơn nữa, họ hình dung phủ định chỉ là một cái từ bên ngoài đến, một cái ở bên ngoài tác động vào. Trong đời thường, có trường hợp phủ định xuất hiện dưới hình thức là một sự tác động từ bên ngoài phá hoại một cái gì đó. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu phủ định là một yếu tố liên hệ của cái mới với cái cũ, là sự duy trì ở giai đoạn phát triển cao nội dung tích cực của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta còn phải lưu ý thêm rằng, ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ, nghĩa là tiếp tục được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với nhân tố mới. Hiện nay, nếu chúng ta không xem sự nghiệp đổi mới của Đảng ta như là một quá trình phủ định biện chứng, chúng ta dễ rơi vào những sai lầm cực đoan: hoặc là không kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời; hoặc ngược lại, phủ nhận mọi thành tựu đã đạt được trong thời kỳ trước đổi mới. 2. Phủ định của phủ định Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã được một số nhà biện chứng tự phát nêu ra từ lâu. Song, do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển, nên một số nhà triết học đã tuyệt đối hoá tính lặp lại sau một chu kỳ phát triển, từ đó hình thành quan niệm siêu hình xem sự phát triển diễn ra theo đường tròn khép kín. Phủ định của phủ định với tư cách là một quy luật cơ bản của phép biện chứng lần đầu tiên được trình bày trong triết học Hêghen, trên cơ sở duy tâm khách quan, theo “tam đoạn thức" máy móc. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã trả lời về phủ định của phủ định như sau: về bản chất, "phủ định của phủ định" là một quá trình rất giản đơn hàng ngày xảy ra ở khắp mọi nơi; chỉ cần phủi hết mọi lớp thần bí mà nền triết học cũ dùng để bao bọc quá trình đó là đứa trẻ con nào cũng có thể hiểu được việc ấy. Thí dụ như hạt lúa chẳng hạn. Hàng triệu những hạt như vậy đem xay, đem nấu, và sau đó đem ăn. Nhưng nếu hạt lúa như vậy có đủ điều kiện bình thường đối với nó sẽ biến đổi một cách đặc biệt: nó sẽ mọc lên, hạt lúa đúng như thế sẽ không còn tồn tại nữa, mà sẽ bị phủ định; thay cho nó là một cây lúa mọc ra từ đấy, cây lúa là sự phủ định hạt lúa. Sự sinh sống bình thường của cây lúa ấy là như thế nào? nó mọc lên, đâm chồi nẩy hạt rồi sau cũng lại sinh ra hạt lúa, và khi hạt lúa này chín thì thân cây lúa chết đi và lại bị phủ định. Kết quả của sự phủ định của phủ định là chúng ta lại có hạt lúa như lúc đầu, nhưng không phải là một hạt, mà là 10, 20 hay 30 hạt… Hạt thóc (PĐ) Cây lúa (PĐ) Nhiều hạt thóc Đối với đa số các côn trùng, quá trình ấy xảy ra cũng giống như trường hợp hạt lúa. Thí dụ, bươm bướm ra đời từ trứng ngài bằng cách phủ định trứng ngài, nó trải qua cái giai đoạn biến chuyển khác nhau cho đến khi dậy thì; rồi nó thụ thai đẻ trứng và lại bị phủ định, nghĩa là chết đi khi quá trình tái sinh kết thúc và khi con cái đã để lại một số rất nhiều trứng. Chúng ta lưu ý, trong quá trình thực hiện, số lượng các bước phủ định nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của quá trình phát triển cụ thể. Bướm (PĐ) Trứng (PĐ) Tằm (PĐ) Nhộng Lịch sử các hình thái kinh tế-xã hội chỉ ra rằng khi giai cấp ra đời và khi xã hội có giai cấp phát triển thì tức là xã hội cũ không giai cấp bị phủ định. Dưới chế độ cộng sản văn minh sẽ không có giai cấp nữa. Như thế nghĩa là sau khi đã hoàn toàn phát triển, bản thân xã hội có giai cấp rút cục bị phủ định. Đó là phủ định của phủ định. Sự phủ định của phủ định ấy không làm cho chúng ta trở về điểm xuất phát đầu tiên  trở về chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy. Nó đưa chúng ta đến điểm xuất phát mới, tức là điểm xuất phát đầu tiên đã được nâng lên giai đoạn cao hơn bằng sự phủ định nó và sự phủ định của phủ định. Như vậy chúng ta thấy rằng trong tiến trình phát triển, do phủ định hai lần nên giai đoạn sau có thể lặp lại giai đoạn trước, nhưng lặp lại trên trình độ phát triển cao hơn  xã hội cộng sản không giai cấp dựa trên cơ sở tất cả những thành tích của sự phát triển trước. CSNT (PĐ) CHNL (PĐ) PK (PĐ) TBCN (PĐ) CSCN Không giai cấp (PĐ) Có giai cấp (PĐ) Không giai cấp Qui luật phủ định của phủ định tồn tại cả trong tư duy của con người. Ph.Ăngghen đã lấy sự phát triển của lịch sử triết học duy vật để vạch rõ qui luật này: chúng ta biêt rằng triết học cổ đại Hy Lạp là chủ nghĩa duy vật tự phát nguyên thủy. Vì là chủ nghĩa duy vật tự phát nên nó không thể giải thích mối quan hệ giữa tư duy và vật chất. Nhưng vì cần phải làm rõ vấn đề đó nên về sau mới nảy ra học thuyết về linh hồn tách khỏi thân thể, về linh hồn bất diệt và sau cùng dẫn đến nhất thần giáo. Như vậy là chủ nghĩa duy vật tự phát, nguyên thủy đã bị chủ nghĩa duy tâm phủ định. Nhưng trong sự phát triển về sau của triết học, chủ nghĩa duy tâm tỏ ra không có căn cứ, cho nên đã bị chủ nghĩa duy vật thời nay phủ định. Chủ nghĩa duy vật thời nay  phủ định của phủ định  không phải chỉ là sự khôi phục lại chủ nghĩa duy vật cũ một cách đơn giản, mà trái lại, gắn liền với cơ sở bền vững của chủ nghĩa duy vật thời nay còn có cả toàn bộ nội dung tư tưởng của hàng nghìn năm phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, cũng như của bản thân lịch sử hàng nghìn năm ấy. Duy vật tự phát (PĐ) Duy tâm (PĐ) (PĐ) Duy vật biện chứng Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; và chính sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. 3. Xu hướng phát triển "xoáy ốc" Với những lý giải phần trên, cho chúng ta thấy rằng sự vận động và phát triển của sự vật không phải đi theo đường thẳng, không phải đi theo đường tròn khép kín, mà đi theo đường "xoáy ốc". Vì rằng, qui luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật  xu hướng phát triển. Sự phủ định của phủ định theo lối biện chứng là sự "tựa hồn như trở lại cái cũ", tựa hồ như lắp lại các giai đoạn phát triển đã qua trên cơ sở cao hơn. Chính V.I.Lênin có ý nói tới điều đó khi V.I.Lênin nói rằng sự phát triển "tựa hồ như lắp lại các giai đoạn đã qua, nhưng lắp lại một cách khác, trên nền tảng cao hơn… sự phát triển có thể nói là phát triển theo vòng xoáy trôn ốc, chứ không phải theo đường thẳng" . Diễn tả qui luật phủ định của phủ định bằng con đường "xoáy ốc" chính là hình thức cho phép diễn đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của qui trình phát triển biện chứng: tính kế thừa; tính lặp lại nhưng không quay trở lại; tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường "xoáy ốc" thể hiện trình độ cao hơn dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển tiến lên từ thấp đến cao. Khi nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định cần phải nhấn mạnh rằng thực chất của phép biện chứng là nghiên cứu quá trình "với tất cả tính chất cụ thể của nó", là giải thích xem quá trình ấy xảy ra trên thực tế như thế nào, chứ không phải là bịa ra một công thức rồi sau đó ra sức "chứng minh" rằng trong thực tế có quá trình y như công thức bịa đặt ấy. Không thể quả quyết trước rằng mọi quá trình đều là thí dụ về phủ định của phủ định. Sự phủ định vạch ra nhân tố liên hệ của cái mới với cái cũ, vạch ra sự giữ lại ở giai đoạn phát triển cao, nội dung tốt của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta cũng nên tránh khuynh hướng hiểu sự phát triển một cách máy móc, một chu kỳ phát triển cụ thể trong thực tế có thể nhiều hơn hai lần phủ định tùy theo tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần. Qua hai lần phủ định, dường như trở về cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, do vậy có tạo thành đường "xoáy ốc". Với những phân tích trên đây, chúng ta có thể kết luận nội dung cơ bản của qui luật phủ định của phủ định như sau: "Qui luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường "xoáy ốc" . 3. Ý nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau: + Hiểu đúng xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật, đó là xu hướng phức tạp. Qui luật phủ định của phủ định chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là hiện tượng xã hội. + Hiểu đầy đủ về cái mới, từ đó có quan điểm, có thái độ ủng hộ cái mới, bảo vệ cho cái mới. Qui luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời hợp qui luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển. + Trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn. Qui luật phủ định của phủ định chỉ rõ xu hướng vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm