logo

Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này

7681 điểm

QueNgocHai

Giáo dục công dân

Lớp 12

10đ

03:08:38 27-Aug-2021
Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trang Trần

03:08:16 27-Aug-2021

Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này. 1. Nội dung nguyên lý a) Định nghĩa về mối liên hệ Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới tồn tại cô lập, tách biệt nhau hay có liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau? Nếu có thì cơ sở nào đảm bảo cho sự liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau đó? + Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới tồn tại cô lập, tách biệt nhau, cái này nằm cạnh cái kia, không có sự liên hệ lẫn nhau; còn nếu giả sử có sự liên hệ thì đó chỉ là sự liên hệ ngẫu nhiên, hời hợt, bề ngoài; và nếu có nhiều mối liên hệ thì bản thân từng mối liên hệ lại cô lập lẫn nhau. + Quan điểm biện chứng cho rằng mối liên hệ là sự tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau mà sự thay đổi cái này sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia. Đối lập với sự liên hệ là sự tách biệt. Sự tách biệt cũng là sự tác động qua lại nhưng sự thay đổi cái này sẽ không tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia. Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới vừa tách biệt nhau vừa liên hệ ràng buộc, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau; thế giới là một hệ thống chỉnh thể thống nhất mà mọi yếu tố, bộ phận của nó luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Tuy nhiên, có hai loại quan điểm biện chứng. - Quan điểm biện chứng duy tâm cố tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau đó ở trong các lực lượng siêu tự nhiên hay cảm giác, ý thức con người. - Quan điểm biện chứng duy vật luôn cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau đó ở trong vật chất, và mối liên hệ mang tính khách quan – tức tồn tại không phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của con người, và mang tính phổ biến – tức tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực hiện thực. b) Phân loại mối liên hệ Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới rất đa dạng. Chính tính đa dạng của tồn tại vật chất quy định tính đa dạng của mối liên hệ; và các hình thức, kiểu liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Tùy theo cơ sở phân chia mà mối liên hệ được chia thành: - Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. - Liên hệ bản chất và liên hệ không bản chất. - Liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên. - Liên hệ đồng đại (không gian) và liên hệ lịch đại (thời gian) v.v.. Dù mọi cách phân chia đều tương đối, nhưng phép biện chứng duy vật rất quan tâm đến việc chia mối liên hệ dựa trên vai trò và phạm vi tác động của bản thân chúng. + Nếu dựa trên vai trò tác động đối với sự vận động và phát triển của sự vật thì mối liên hệ được chia thành mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại làm thay đổi các yếu tố, bộ phận, thuộc tính, các mặt khác nhau tạo thành bản thân sự vật, và quyết định sự vận động, phát triển của bản thân sự vật đó. Mối liên hệ bên ngoài là sự tác động qua lại làm thay đổi các sự vật hiện tượng khác nhau, nhưng nói chung, nó không giữ vai trò quyết định. Mối liên hệ bên ngoài chỉ phát huy tác dụng của mình đối với sự vận động và phát triển của bản thân sự vật khi nó tác động thông qua các mối liên hệ bên trong, và trong một số trường hợp đặc biệt nó có thể giữ vai trò quyết định. + Nếu dựa trên phạm vi tác động đối với sự vận động và phát triển của sự vật thì mối liên hệ được chia thành mối liên hệ riêng, mối liên hệ chung và mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ riêng là mối liên hệ giữa hai sự vật, hiện tượng hay là mối liên hệ tồn tại trong một lĩnh vực hiện thực xác định; nó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành nhằm phát hiện ra các quy luật riêng chi phối sự tồn tại, vận động và phát triển của các hiện tượng trong lĩnh vực hiện thực đó. Mối liên hệ chung là mối liên hệ giữa nhiều sự vật hiện tượng hay là mối liên hệ tồn tại trong nhiều lĩnh vực hiện thực; nó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học liên ngành nhằm phát hiện ra các quy luật chung chi phối sự tồn tại, vận động và phát triển của các hiện tượng trong các lĩnh vực hiện thực đó. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt, các thuộc tính đối lập tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực hiện thực; nó được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật nhằm phát hiện ra các quy luật phổ biến chi phối một cách tổng quát sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra trong thế giới – cả hiện thực khách quan lẫn hiện thực chủ quan. c) Tóm tắt nội dung nguyên lý Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của mối liên hệ xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được phát biểu như sau: Một là, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau. Hai là, trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới có mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan - phổ biến, nó chi phối một cách tổng quát sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới. 2. Ý nghĩa phương pháp luận - Quan điểm (nguyên tắc) toàn diện Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể xây dựng quan điểm (nguyên tắc) toàn diện để đẩy mạnh hoạt động nhận thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu: + Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan: Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận thức. Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định… Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại. Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức. + Trong hoạt động thực tiễn, khi biến đổi đối tượng chủ thể phải: Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để biến đổi những mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèo lái sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó cũng xa lạ với cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn “chính sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”. Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm