logo

Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

20 điểm

HuongLy

Giáo dục công dân 23424234

Lớp 12

50đ

08:12:10 16-Dec-2021
Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

08:12:58 16-Dec-2021

Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có hai nội dung cơ bản: 1. Đó là thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghiệp để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu phải thông qua cách mạng khoa học công nghệ.Trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng công khoa học công nghệ và điều kiện cơ cấu kinh tế mở, cuộc cách mạng khoa học công nghệ nước ta cần phải bao hàm cả hai cuộc các mạng khoa học công nghệ trên. Chính vì vậy, khoa học công nghệ được xác định là có vị trí then chốt, là quốc sách hàng đầu và cuộc cách mạng công nghệ của nước ta hiện nay cần phải thực hiện hai nhiệm sau đây: – Một là xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc gia. – Hai là tổ chức nghiên cứu, thu nhập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới trong khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học công nghệ, chúng ta cần chú ý những điểm sau: – Ứng dụng thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức. – Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, giữ được nghề truyền thống, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.. – Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ; kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả. – Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội. 2. Đó là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế theo nghĩa rộng được xem xét ở ba góc độ: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế trong đó cơ cấu ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết và khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hoá. Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: – Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế. – Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế giới. – Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của từng ngành, từng thành phần kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. – Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hoá. Cơ cấu kinh tế phải được tạo dựng là “cơ cấu mở”. – Cơ cấu kinh tế của giai đoạn trước phải tạo đà cho giai đoạn sau và phải được bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Ở nước ta hiện nay, Đảng đã xác định cần tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng. Cơ cấu này trong thời kỳ quá độ ở nước ta lên được thực hiện theo phương châm: Kết hợp công nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn tiên tiến, lấy quy mô vừa và nhỏ làm chủ yếu, giữ được tốc độ phát triển hợp lý… Từ sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tất yếu phải phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ, năng suất lao động. Cùng với cách mạng khoa học công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật: – Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm, trong công nghiệp và dịch vụ tăng. – Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn. – Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội cần triển khai trên cả hai địa bàn: tại chỗ và di dân để phát triển về chiều rộng kết hợp với phát triển chiều sâu, trong đó cần ưu tiên địa bàn tại chỗ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads