Phân tích khổ thơ trên bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu. để làm rõ những cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. Trong đó có sử dụng câu. bị động và câu. có thành phần khởi ngữ (gạch chân).
Mở đầu bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
quynhhanh
01:08:48 07-Aug-2021
Viết đoạn văn để làm rõ những cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu:
- Sự biến chuyển của tạo vật với những đặc trưng của thu về đã đánh thức cảm giác quan tinh tế của nhà thơ. Bắt đầu bằng hương ổi thơm náo nức “phả” vào trong “gió se”, cơn gió đặc trưng của mùa thu đất Bắc.
-Từ “phả” gợi hương thơm như sánh lại, đậm đà, luồn vào trong gió làm thức dậy cả không gian vườn ngõ. Ở đây có sự chuyển đổi từ khứu giác sang xúc giác giúp người đọc cảm nhận hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ, đột ngột có phần ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả trước sự thay đổi của thời tiết, thiên nhiên.
- Tín hiệu thu về không chỉ là gió, là hương ổi, mà còn là sương “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý đi chậm lại, giăng mắc nhẹ nơi đường thôn ngõ xóm. Biện pháp nhân hóa khiến làn sương trở nên có tâm trạng, bâng khuâng, bịn rịn, ngập ngừng, lưu luyến, làm cho cảnh thêm hữu tình. Cái “ngõ” mà sương “chùng chình đi qua vừa có thể lả ngõ thực, vừa có thể là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
- Bước chân mùa thu thật mềm mại, thu đến thật nhẹ nhàng khiến cho tác giả bối rối “Hình như thu đã về”. Tình thái từ “hình như” là mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa chắc chắn, đã miêu tả được tâm trạng ngỡ ngàng của thi sĩ trước sự thoáng đi bát chợt của mùa thu.
=> Tâm hồn thi sĩ đã chuyển biến nhịp nhàng củng phút giao mùa, nhà thơ đã mở rộng các giác quan để cảm nhận thu về.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?