logo

Phân tích đặc điểm, vị trí, xu hướng vận động và phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở nước ta.

20 điểm

HuongLy

Giáo dục công dân

Lớp 12

50đ

07:12:47 16-Dec-2021
Phân tích đặc điểm, vị trí, xu hướng vận động và phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở nước ta.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

07:12:38 16-Dec-2021

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có 6 thành phần kinh tế. 1. Đầu tiên là thành phần kinh tế Nhà nước. Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất do Nhà nước đứng ra đại diện làm chủ sở hữu. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng, biến, ngân sách, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – XH, phần vốn góp của Nhà nước vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều này được thể hiện ở chỗ: Các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế – XH và chất hành pháp luật. Hai là kinh tế nhà nước là chỗ dựa để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN, hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN. Cuối cùng, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân XHCN. 2. Thứ hai là thành phần kinh tế tập thể. Thành phần kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (bao gồm các quỹ sử dụng chung trong hợp tác xã và phần vốn góp của các thành viên). Kinh tế tập thể tồn tại dưới các hình thức hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao, trong đó các hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn hoạt động. Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở vốn góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của xã viên. Việc phân phối trong hợp tác xã tuân theo kết quả lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của hợp tác xã là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Nhà nước sẽ giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. 3. Thứ ba là thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ. Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Trong kinh tế cá thể, nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân, gia đình còn trong kinh tế tiểu chủ, nguồn thu nhập vẫn dựa chủ yếu vào lao động, vốn của bản thân và gia đình nhưng có thuê thêm người lao động (ít hơn 10 người). Ở nước ta hiện nay, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp nên thành phần kinh tế này vẫn còn có vai trò to lớn trong nhiều ngành nghề và ở khắp trên địa bàn cả nước. Nó có tiềm năng to lớn tong việc sử dụng và phát huy hiểu quả vốn, sức lao động, các kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này có hạn chế ở tính tự phát, manh mún, chậm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy, hiện nay, Nhà nước cần tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển. Đồng thời, Nhà nước cần hướng dẫn nó dần dần vào kinh tế tập thể một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. 4. Thành phần kinh tế tiếp theo là kinh tế tư bản tư nhân. Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và quan hệ thuê mướn, bóc lột công nhân làm thuê. Ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, Nhà nước, một mặt, cần khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Mặt khác, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả. Về lâu dài, Nhà nước có thể hướng thành phần này đi vào kinh tế tư bản nhà nước dưới những hình thức khác nhau. 5. Thành phần kinh tế thứ năm là thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Nó dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác liên doanh. Thành phần kinh tế này có khả năng to lớn trong việc huy động vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân và phát triển kinh tế của đất nước. Nó còn có vai trò đáng kể trong việc giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại của thành phần kinh tế này là rất cần thiết. Nó cần được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 6. Cuối cùng, đó là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần này dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là vốn của nước ngoài: vốn đầu tư trực tiếp FDI, viện trợ nước ngoài ODA… Trong những năm gần đây, tỷ trọng của thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể và vai trò của nó đối với kinh tế nhà nước cũng ngày càng lớn. Đối với thành phần kinh tế này, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển, cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -XH gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm