logo

Phân tích đặc điểm nhân vật chị Dậu trong đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » của Ngô Tất Tố

45 điểm

Trần Tiến

Ngữ văn 23424234

Lớp 8

50đ

04:09:39 24-Sep-2021
Phân tích đặc điểm nhân vật chị Dậu trong đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » của Ngô Tất Tố
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

trần tiến

05:09:10 24-Sep-2021

I - Mở bài : (1 đ) - Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực, xuất sắc viết rất thành công và chân thực về hình tượng người nông dân trước CMT8.(0,5) - Với một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim yêu thương con người tha thiết, Đoạn trích « tức nước vỡ bờ » đã cho ta thấy thêm một vẻ đẹp bất ngờ trong tính cách của chị Dậu, đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến (0,5) II- Thân bài : (10 đ ) 1. Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng (3đ) a. Thái độ của chị Dậu khi bọn tay sai ập vào (2đ) - Mọi cố gắng chăm sóc chồng của chị Dậu đều uổng phí ( Anh Dậu vừa kề bát cháo đến miệng, nghe tiếng thét của Cai ệ thì sợ quá lăn đùng ra phản) (0,5) - Thái độ của bọn tay sai : hách dịch, hành động thì hung hãn, lời nói thì thô lỗ(0,25) - Trong hoàn cảnh ấy, thái độ của chị Dậu(0,5đ) + Run run ( chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều) + Chị cầu khẩn bằng giọng thiết tha « nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại »(0,5) + Cách xưng hô : gọi « ông » và xưng « cháu »(0,25) b. Nhận xét : Cách cư xử của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của chị. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái khó khăn ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong cho chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh)(1đ) 2. Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt.(7đ) a. Phân tích lời nói bộc lộ tính cách của nhân vật chị Dậu(3,5) - Khi tên Cai ệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu thì :(1,0) + Chị xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống, đỡ lấy tay hắn và tiếp tục van xin : « ông tha cho nhà cháu » « Xám mặt »- > Tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Thái độ của chị thì bất bình nhưng lời nói của chị vẫn nhũn nhặn => Chứng tỏ sức chịu đựng của chị - Khi tên Cai ệ bịch vào ngực chị và đánh trói anh Dậu : (1,25) + Chị cự lại bằng lời nói : « chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ » -> ời nói đanh thép như một lời cảnh cáo + Cách xưng hô : ngang hàng « ông- tôi »=> thể hiện sự uất ức củ chị + Thái độ : quyết liệt : một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để - Khi Cai ệ tát chị Dậu và tiếp tục nhẩy vào cạnh anh Dậu(1,25) + Chị nghiến hai hàm răng=> Thể hiện sự uất ức cao độ không thể kìm nén + Ngang nhiên thách thức : « mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem ! » + Túm cổ Cai ệ, ấn dúi ra cửa + ẳng người nhà ý trưởng ra thềm => Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. b. Nhận xét, đánh giá, bình luận (3,5đ) * Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn(1,0) - Uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa - à sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến - Hành dộng dã man của tên Cai ệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên đến quá mức... * Từ hình ảnh chị Dậu liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng(1,0) - Tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời - Họ sẽ phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ - Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc nên chưa có kết quả * iên hệ quy luật xã hội(0,5) - Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh * Thái độ của nhà văn : Những trang viết với sự hả hê, nhà văn đứng về phía những người cùng khổ đồng tình với họ, lên án, tố cáo sự dã man của bọn tay sai, phong kiến. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật :(0,5) - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế - Tính cách nhân vật chị Dậu hiện lên thật nhất quán. III- Kết luận (1đ) Tóm lại chưa mấy nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nông dân bị chà đạp tưởng đâu chỉ biết an phận, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Đoạn trích đã cho thấy sự tìm tòi khám phá và tiến bộ trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Vì thế Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong VHVN có một điển hình chân thực, toàn vẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads