logo

Ở hai câu thơ cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mả không nhắc lại từ “bếp lửa”, hình ảnh “ngọn lửa" ở đây có ý nghĩa gì?

20 điểm

quynhle

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

20đ

02:08:30 05-Aug-2021
Ở hai
câu. thơ cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mả không nhắc lại từ “bếp lửa”, hình ảnh “ngọn lửa" ở đây có ý nghĩa gì? Theo em, vì sao trong cảm nhận của người cháu, bếp lửa của bà lại “kì lạ và thiêng liêng”? Dưới đây là một đoạn trọng bài thơ: Rồi sớm rồi chiểu lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ... (Bếp lửa - Bằng Việt)
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

alibaba

03:08:09 05-Aug-2021

Ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa và bếp lửa thiêng liêng kì lạ: * Ý nghĩa cùa hình ảnh ngọn lửa - Nếu bếp lửa là hình ảnh cụ thể thì ngọn lửa đã được nâng lên thành một hình ảnh mang tính biểu tượng, có ỷ nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa: Ngọn lửa của niềm tin hi vọng, của sức sống bền bỉ, của tình yêu thương, đức hi sinh của bà... - Ngọn lửa làm lung linh hình ảnh của bà -> Bà là người nhóm lửa - giữ lửa - truyền lửa. ngọn lửa thiêng của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp * Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng - Kì lạ: Bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của lòng yêu thương, đức hi sinh, niềm tin... bà dành cho con cháu. - Thiêng liêng: + Bếp lửa luôn gắn liền với bà - người bà tần tảo sớm hôm, người nhóm lửa, giữ lửa còn là người truvền lửa (niềm vui, sự sống, niềm tin ...) cho thế hệ mai sau. + Bếp lửa gắn với những kỉ niệm của thuở áu thơ + Bếp lửa bồi đắp, thắp sáng tâm hồn cháu: ý chí, nghị lực, niềm tin, tình yêu thương... Bếp lửa ấm áp nghĩa tình, bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads