Nhận xét về Truyện Kiều , Mộng Liên Đường chủ nhân nói : Tố Như dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết , nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy .
Nhận xét về Truyện Kiều , Mộng Liên Đường chủ nhân nói :
Tố Như dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết , nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy .
Anh /chị hãy chứng minh bình luận ý kiến trên
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
Trần Tiến
06:08:49 18-Aug-2021
a.”Tố Như dụng tâm đã khổ”
-Nói đến TK là phải nói đến quá trình khổ công rèn luyện , gọt giũa ngòi bút để cho ra đời một áng văn chương tuyệt tác của nhân loại . Nhưng ý kiến của Mộng Liên Đường đề cập đến nỗi khổ của Nguyễn Du ở đây là “dụng tâm” , tức là làm thế nào để đưa chữ “tâm” vào tác phẩm của mình , đưa tấm lòng mình vào những dòng thơ . Bởi vì , hơn ai hết , Nguyễn Du rất coi trọng chữ tài nhưng cũng hết mực ca ngợi chữ tâm . ND đã khẳng định :
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài .
-Chính vì vậy , chữ tâm của ông dào dạt trên những trang giấy . Có lẽ vì vậy mà trong Truyện Kiều chữ “lòng” xuất hiện với một số lượng lớn :
+Đó là nỗi cảm thương của Kiều trước mộ Đạm Tiên:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
+Đó cũng là cái tình Kiều đem ra đền đáp Kim Trọng :
“Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng”
“Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”
+Nhưng cũng có những tiếng lòng khiến người ta mỉa mai , ghê tởm . Đó là tiếng lòng thốt ra từ bọn buôn thịt bán người , từ những Tú Bà , Sở Khanh . Chúng thốt ra những lời ngon ngọt nhưng lại giương vuốt nhe răng làm hại bao người :
“Phải điều lòng lại rối lòng mà thôi”
“Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng”
àNguyễn Du đặt tiếng lòng vào miệng những bậc tài hoa như Kim Trọng , Thúy Kiều nhưng cũng để nó thốt ra từ những kẻ xấu xa , nham hiểm như Tú Bà , Sở Khanh. Đó là dụng ý nghệ thuật của ông khi muốn lột tả sắc thái biểu cảm của chữ tâm . Chữ tâm trong sáng biểu hiện cho tấm lòng lương thiện cao cả của con người nhưng cũng có khi chữ tâm bị bôi bẩn , nhơ nhuốc trong tay bọn vô lại .
-Có thể nói Truyện Kiều là tiểu thuyết của chữ tâm . Thúy Kiều chinh phục được người đọc không chỉ bởi “Sắc đành đòi một , tài đành họa hai” mà còn bởi chữ tâm sáng chói nơi nàng . Đó là tấm lòng trinh bạch , là nghĩaa khí , là sự khoan dung của nàng . Chữ tâm trải suốt cuộc đời nàng . Vì chữ tâm mà Kiều khóc thương Đạm Tiên , vì chữ tâm mà bán mình chuộc cha , trả nghĩa cho Kim Trọng . Vì chữ tâm mà Kiều tha bổng Hoạn Thư , khuyên Từ Hải ra hàng và cuối cùng vì chữ tâm mà Kiều tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường . Hình tượng Thúy Kiều đã đi vào lòng người đọc với một cái tâm như thế .
-Ở những nhà văn chân chính xưa nay , tâm bao giờ cũng là cái gốc . Tài và trí chỉ là cành , là ngọn . Người nghệ sĩ phải vui niềm vui của con người , đau cùng nỗi đau của con người , phải khóc , phải cười , phải trăn trở cùng con người . Soi vào Truyện Kiều, ta nhận ra tác phẩm thực chất là tiếng lòng của Nguyễn Du . Mỗi một lời , một chữ , một câu trên trang giấy là sự hòa quyện giữa tâm hồn nhà văn với tâm hồn nhân vật . Nguyễn Du dõi theo bước chân của nàng Kiều trên từng chặng đường đời của nàng :
+Khi Kiều ở lầu xanh , ông đau cùng nàng :
Khi tỉnh rượu… xót xa
+Khi Kiều gặp Từ Hải , ông vui mừng , hân hoan trước hạnh phúc của nàng :
Trai anh hùng , gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng , đẹp duyên cưỡi rồng
+Và chính ông là người thốt lên tiếng kêu đau đớn khi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử :
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sác tài mà chi !
àCó thể nói Nguyễn Du đã hóa thân vào nhân vật , vui buồn cùng nhân vật . Đó chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du .
b.Tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết là tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện đều đạt đến độ xuất sắc
-“Tự sự đã khéo”: ở đây tác giả muốn đề cập đến nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nguyễn Du .
+Cái khéo của Nguyễn Du là sự biến hóa linh hoạt cách kể , cách dẫn dắt câu chuyện ( so sánh với Kim Vân Kiều truyện là một cuốn tiểu thuyết chương hồi , Truyện Kiều của ND là một cuốn truyện thơ) . Vì là truyện thơ Việt Nam nên TK đậm bản sắc dân gian . Đặc biệt , TK đã đưa thể thơ lục bát dân tộc lên tới đỉnh cao . Thể thơ của ND vừa gần gũi , vừa dễ đọc, dễ thuộc , dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách tự nhiên .Chính vì vậy , bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội , con người trong tác phẩm hiện lên vô cùng chân thực và sống động .
+Truyện Kiều là một câu chuyện xuyên suốt với tình tiết nọ tiếp nối tình tiết kiado sự kết nối các tình tiết chặt chẽ và lô gích , từ đó người đọc có thể rút ra quy luật về số phận nhân vật
+Truyện Kiều còn có sự kế thừa Kim Vân Kiều truyện một cách sáng tạo :
• Trong KVKT không có cuộc chia tay cảm động giữa Thúc Sinh và Kiều thì trong TK , đoạn Thúc sinh từ biệt TK lại là một trong những đoạn chia li hay nhất của thơ ca về sự chia li từ xưa đến nay , được Vũ Trinh đánh giá “ngang với một thiên phú biệt li”
• Trong KVKT miêu tả việc Từ Hải trở về với hình dung của một toán giặc cỏ , chân dung một kẻ cướp đã làm giảm giá trị thẩm mĩ của hình tượng nhân vật thì trong TK , hình ảnh của đạo quân của Từ Hải lại hiện lên :
Ngất trời sát khí mơ màng
Đầy sông kình ngạc , chật đường giáp binh
àhiện lên cái khí thế mạnh mẽ , sục sôi của đoàn quân chiến thắng trở về với cái khả năng làm khuynh đảo cả đất trời . Người đọc như bị cuốn vào cái khí thế hào hùng , sục sôi đó .
-“Tả cảnh đã hệt”là sự chính xác , đúng đắn , phù hợp , lô gic trong tả cảnh của Nguyễn Du .
+Ông đã phát hiện cái hồn của cảnh vật và đưa vào trong thơ một cách tinh tế nhất: Nguyễn Du có biệt tài tả mùa với ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ , mỗi mùa một khác :
• Mùa hè : Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông .
• Mùa thu : Long lanh …bóng vàng
• Mùa xuân : Cỏ non …bông hoa
+Cảnh không chỉ đẹp mà cảnh còn phù hợp với tâm trạng con người :
• Đôi trai gái “Người quốc sắc , kẻ thiên tài” vừa gặp nhau đã say mê và khi chia tay thì lòng đầy lưu luyến :
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
• Khi con người cô độc , sống trong tâm trạng cô đơn thì thiên nhiên cũng mang đầy tâm trạng :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
——————————
Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Thiên nhiên như thấm đẫm nỗi buồn nhớ , sự lo lắng , phấp phỏng của Kiều về những ngày sắp tới à dự báo về một cuộc đời chìm nổi , một tương lai vô định đầy hiểm nguy , bất trắc ?
=>”Cái hệt” của ND không chỉ dừng lại ở độ chính xác , đúng đắn mà đạt tới trình độ tinh vi , sâu sắc , giàu giá trị thẩm mĩ .
-“Đàm tình đã thiết”: đó là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nổi bật trong tác phẩm .Ngòi bút của ND tinh vi , lão luyện trong việc phân tích tâm lí nhân vật .Tâm trạng của mỗi nhân vật được xây dựng đều phù hợp với hoàn cảnh
+Trong tác phẩm , Kiều là nhân vật có tâm trạng phức tạp nhất :
• Tâm trạng bất lực , uất ức khi bị đem ra làm món hàng mua bán
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dín gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn , trông gương mặt dày .
• Khi Kiều trao duyên cho em để trả nghĩa cho Kim Trọng , ta mới thấy hết cái tình sâu nặng :
Phận sao phận bạc như vôi
—————————–
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
• Những đau thương , uất ức dồn lại đã trở thành nỗi căm phẫn trong Kiều :
Đã cho lấy chữ hồng nhan
—————————–
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi
Điệp từ “cho” lặp lại nhiều lần như sự đay nghiến , day dứt , khắc khoải khôn nguôi về nỗi đau thân phận . Câu thơ chất chứa niềm bức bối , bực dọc như muốn bùng ra . Trong thơ bật ra tiếng hét phẫn nộ , tiếng tố cáo gay gắt những ngang trái cuộc đời chà đạp lên số phận người phụ nữ .
+Trong Truyện Kiều lúc nào cũng hiển hiện một chữ tình sâu nặng . Cái tình trong TK là cái tình sâu , tình thắm , cái tình đẹp nhất của loài người bởi nó chở theo giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả . Trước mỗi cảnh đời của nhân vật ta đều bắt gặp sự đồng cảm , thương xót của nhà thơ .
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?