logo

Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy.

ngocninh90

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

20đ

05:08:00 12-Aug-2021
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du”. Bằng những
câu. thơ, đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

Gia Khánh

06:08:47 12-Aug-2021

Không cho điểm hả sao trả lời

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

5

thuyloi

05:08:43 12-Aug-2021

1. Yêu cầu về kĩ năng: HS viết được văn bản nghị luận có lập luận logic chặt chẽ, bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, thuyết phục, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi cơ bản chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức 2.1. - Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận - Trích dẫn ý kiến 2.2. Giải thích khái quát về vấn đề : - Ý kiến đã khẳng định tài năng tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Tài năng đó đã trở thành sở trường năng khiếu đáng bậc thầy của thi nhân. Đây là ý kiến đúng vì nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là thông qua việc tả cảnh để bộc lộ tâm trạng của con người - một thủ pháp truyền thống của văn học cổ phương Đông (Văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam). Truyện Kiều của Nguyễn Du đã ảnh hưởng sâu đậm và vận dụng tài tình, sáng tạo. - Trong truyện Kiều ta ít gặp nhà thơ chỉ tả cảnh đơn thuần, tả bức tranh thiện nhiên để gợi lên tâm trạng: Cảnh xen vào ... gợi lên tâm trạng ấy. Nghĩa là: Cảnh chỉ là phương tiện thể hiện mục đích chính là miêu tả tâm trạng con người. Đó là năng khiếu sở trường của Nguyễn Du mà các tài bút văn học trung đại khôn sánh. 2.3. Chứng minh qua một số đoạn trích: * Tài năng sở trường tả cảnh ngụ tình: “Cảnh xen vào trong tâm trạng … gợi lên tâm trạng ấy” của Nguyễn Du thể hiện: - 6 câu cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân: + Bức tranh thiên nhiên ở đây là bức tranh chiều tà khi tan lễ hội. Nét đặc sắc của nghệ thuật tả cảnh là sử dụng từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, ... vừa gợi được bức tranh chiều tà thanh dịu, cảnh vật đẹp nhưng không còn bát ngát trong sáng, không khí cũng không còn đông vui náo nức rộn ràng... + Tuy không trực tiếp tả tâm trạng nhưng xuyên qua bức tranh thiên nhiên ấy để làm nổi bật tâm trạng Kiều: Vừa bâng khuâng lặng buồn tiếc nuối vì cảnh lễ hội tan, vừa dự báo những sự kiện sắp xảy ra với Kiều. - 6 câu thơ đầu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: + Bức tranh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích là một không gian bao la, mênh mông, hoang vắng đến rợn người của bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần... + Cảnh vật tầng tầng lớp lớp của cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia ... => Bức tranh thiên nhiên ấy đã xen vào cảnh vật để làm nổi bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi, tủi nhục, nhớ thương,... của Kiều. * Tài năng sở trường tả cảnh ngụ tình: Cảnh xen vào ... gợi lên tâm trạng ấy của Nguyễn Du đặc biệt thể hiện ở 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: - Cảnh ở đây được miêu tả rất khái quát, mang tính ước lệ nhưng cũng thật cụ thể, chân thực. Thời gian chung cho cảnh vật là chiều hôm (cái phông gợi buồn người lữ thứ). Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước mới sa, hoa trôi, nội cỏ, chân mây, mặt đất, gió, sóng, ... kết hợp với màu sắc xanh xanh và âm thanh tiếng sóng ầm ầm và không gian xa xa, chân mây mặt đất cùng trạng thái trôi man mác, rầu rầu, ... Tất cả tạo nên hình bóng thiên nhiên sống động nhưng không nhằm tả thiên nhiên mà tả tâm trạng - Nét đặc sắc của đoạn thơ tả cảnh ngụ tình này là ở bút lực thiên tài của Nguyễn Du bằng việc kết hợp các điệp từ buồn trông, từ láy thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm và nghệ thuật nhân hóa tiếng sóng kêu cùng các hình ảnh ẩn dụ: cánh buồm hoa trôi, nội cỏ, chân mây, mặt đất, gió cuốn, tiếng sóng, ... Tất cả mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ miêu tả thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng số phận nàng Kiều. Kiều buồn đau, lo sợ hãi hùng, tương lai mờ mịt bế tắc, chao đảo, nghiêng đổ đến tuyệt vọng... => Mỗi câu mỗi cảnh, mỗi cảnh mỗi tình, tình buồn ngày một lan tỏa sâu rộng, chồng chất khiến lòng người không khỏi xót xa, thương cảm cho kiếp tài hoa bạc mệnh. Đây chính là cảnh xen vào tâm trạng để gợi tên tâm trạng ấy. 2.4. Đánh giá chung - Trong Truyện Kiều cảnh và tình luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống của phương Đông, Nguyễn Du luôn lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm nhân vật. Tính chất truyền thống ấy thể hiện qua sự chi phối nội tâm với cảnh vật qua bút pháp phác họa và khái quát qua hình tượng và ngôn ngữ ước lệ. - Một yếu tố quan trọng làm nên bậc thầy tả cảnh ngụ tình là tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên và sự đồng cảm sâu sắc với số phận tâm tư con người. => Bút pháp tả cảnh ngụ tình góp phần làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm để tác phẩm sống mãi trong trái tim độc giả.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

3

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads