logo

Nhà thơ Ta-gor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”.

283 điểm

annatrang

Ngữ văn

Lớp 8

20đ

02:08:12 11-Aug-2021
Nhà thơ Ta-gor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

quangloi

02:08:09 11-Aug-2021

1. Yêu cầu chung - HS biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận một vấn đề qua các tác phẩm cụ thể. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1.Giải thích - ngọn gió: cảm xúc,, cảm hứng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của nhà thơ. - tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong tác phẩm. => Bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh tượng trưng, ý kiến khẳng định: nhà thơ phải có cảm xúc chân thành, rung động từ trái tim, tâm hồn, để tạo nên nét riêng biệt trong sáng tác của mình. 2.2. Bàn luận: Khẳng định ý kiến hoàn toàn chính xác + Thơ là tiếng nói của trái tim, là những rung cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng có sức hấp dẫn trong tác phẩm. + Mỗi tác phẩm thơ luôn thể hiện được mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị độc đáo. + Vì thế nhà thơ cần có cảm xúc chân thành, mãnh liệt (cái tâm) và sự công phu trong sáng tạo (cái tài), giúp người đọc nhận ra những giá trị đích thực, độc đáo của tác phẩm. 2.3. Phân tích, chứng minh a. Khái quát - Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. - Gắn tác phẩm với nhận định: Bài thơ là tiếng nói riêng, độc đáo, thể hiện cảm xúc thiết tha chân thành của tác giả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng chài; tình yêu quê hương tha thiết của người con xa quê. b. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên - Bức tranh thiên nhiên đầy sức sống trong buổi sáng bình minh. - Vẻ đẹp con thuyền sau ngày lao động mệt mỏi. c. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua cuộc sống lao động bình dị của ngư dân miền biển - Vẻ đẹp căng tràn sức sống khi đoàn thuyền ra khơi. - Thành quả lao động sau những vất vả. - Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất của con người quê hương miền biển. - Nỗi nhớ da diết, gắn bó bền chặt với quê hương. d. Nét riêng ở hình thức biểu hiện - Xây dựng hình ảnh thơ giản dị, chân thực nhưng rất lãng mạn, phóng khoáng đẹp đẽ thổi hồn cho cảm hứng của nhà thơ. - Thể thơ tám chữ, kết hợp với giọng thơ tha thiết khi thì trầm lắng khi thì bay bổng gợi cảm xúc miên man. - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị mang vẻ đẹp tâm hồn ngư dân làng chài. - Giọng điệu thơ trong sáng, thiết tha phù hợp với cảm xúc trong trẻo, nỗi nhớ da diết của người con xa quê. - Cách đặt nhan đề, cách sử dụng đại từ tôi giúp bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ đầy sáng tạo. e. Đánh giá - Bài thơ đã thể hiện những rung cảm chân thực, bình dị từ tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. - Với người sáng tác: sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết; cần tạo ra tác phẩm độc đáo. - Với người đọc: không ngừng trau dồi những kiến thức để hiểu và đồng cảm với chiều sâu cảm xúc của tác giả, cảm thụ được những dấu ấn sáng tạo trong mỗi tác phẩm.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm