“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987) Qua hai tác phẩm : Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy) em hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên.
“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”
(Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)
Qua hai tác phẩm : Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy) em hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên.
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
Trần Tiến
03:08:58 22-Aug-2021
1/ Mở bài:
- Giới thiệu chức năng của nghệ thuật.
- Giới thiệu, dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.
2/ Thân bài:
2.1. Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
2.2. Cơ sở lí luận:
- Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người…
- Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người…
- Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính…
- Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ…
2.3. Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn:
- Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy.
- Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ.
- Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.
a/ Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
+ Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ: Viết 1963 khi tg đang du học ở Liên xô (cũ), nơi lạnh giá xứ người xa quê hương, xa người bà đã khơi gợi nỗi nhớ thương về quê hương, về bếp lửa ấm nồng cùng với hình ảnh bà yêu dấu.
Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình (3điểm)
+ Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hổi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích- chứng minh)
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà.
(Phân tích – chứng minh)
+ Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ, tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng
(Phân tích – Chứng minh)
- Cháu tâm nguyện: luôn trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà
(Phân tích – Chứng minh)
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê hương đất nước- qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình
- Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước: Mỗi kỉ niệm của cháu với bà gắn với những thời kì lịch sử khó quên của đất nước, dân tộc; gắn với tình làng nghĩa xóm (Phân tích- chứng minh)
- Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân dân, đất nước, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng của quê hương, xứ sở.(phân tích- chứng minh)
Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc.
- Bài thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng hổi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
- Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi con người luôn biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ “ níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”
b/ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều đóng góp quan trọng cho thơ Việt Nam sau 1975. Thơ Nguyễn Duy dung dị, chất phác mà thâm trầm, lắng đọng những triết lí suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978 và in trong tập thơ cùng tên.
* “Ánh trăng” là bài thơ chất chứa tâm sự sâu kín trong tâm hồn Nguyễn Duy – một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến, trở về với cuộc sống thời bình.
- Hoài niệm về sự gắn bó nghĩa tình với vầng trăng trong những năm tháng tuổi thơ và khi ở chiến trường.
- Nghĩ về sự lãng quên, thờ ơ, vô tình của mình với vầng trăng trong hiện tại.
- Xúc động nhớ thương và giật mình thức tỉnh khi bắt gặp vầng trăng xưa vẫn tròn đầy vẹn nguyên.
- > Bài thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
* “Ánh trăng” là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”
- Bài thơ đã đưa tiếng lòng riêng của Nguyễn Duy đến với tiếng lòng chung của bao người: Giật mình trước sự nông nổi, bạc bẽo của chính mình, tự nhìn lại mình để hoàn thiện chính mình
- Bài thơ Ánh trăng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm hồn tác giả và níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”.
- Lắng nghe lời tự nhắc của nhà thơ về đạo lí sống uống nước nhớ nguồn, biết trân trọng ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, người đọc nhận ra những triết lí sống sâu sắc cho mình. Bài thơ của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà là chuyện của mọi người, không chỉ là bài thơ của một thời mà là bài thơ của mọi thời, mọi đời, nó luôn nhắc nhở mọi người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn
2.4. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo…
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc…
- Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người
3/ Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Rút ra bài học liên hệ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5