logo

nêu mối quan hệ trong phát triển kinh tế- xã hội giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH.

10 điểm

Lieu Van Long

Địa lý 23424234

Lớp 12

50đ

08:08:46 30-Aug-2021
nêu mối quan hệ trong phát triển kinh tế- xã hội giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đinh Thanh Huyền

08:08:05 30-Aug-2021

Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có vị trí địa lý giáp nhau trong phát triển kinh tế - xã hội 2 vùng này có mối quan hệ khăng khít qua lại ràng buộc với nhau thể hiện: -Mối quan hệ giữa 2 vùng thể hiện trước tiên 2 vùng này vừa là vùng nguyên liệu vừa là vùng tiêu thụ của nhau vì Trung du miền núi phía Bắc là cơ sở cung cấp nguyên liệu khoáng sản, lâm sản , nông sản nhiệt đới cho ĐBSH, ĐBSH lại là cơ sở cung cấp lương thực, nhân lực ... cho TDMNPB . 2 vùng này có những thế mạnh kinh tế- xã hội rất khác nhau: Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng thuỷ điện, sản xuất cây công nghiệp , chăn nuôi gia súc... nhưng lại có thể là thiếu nhân lực , thiếu lượng thực, thiếu cán bộ KHKT, thiếu công nghệ... còn ĐBSH thì ngược lại. Vì thế sự tồn tạI phát triển kinh tế giữa 2 vùng luôn, luôn quan hệ qua lại không thể thiếu nhau được. -Trong phát triển kinh tế thì ĐBSH cung cấp cho Trung du miền núi phía Bắc trước tiên nguồn lương thực, thực phẩm điển hình là lương thực, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề cao, các loạithiết bị công nghệ, các mặt hàng tiêu dùng. Trung du miền núi phía Bắc lại cung cấp cho ĐBSH các loại vật liệu như fe, thép,các loại khoáng sản Kl đen, màu, hoá chất và cả phân bón. đặcbiệt Trung du miền núi phía Bắc cung cấp cho ĐBSH gỗ, lâm sản quý, các sản phẩm cây công nghiệp quý như Chè búp, Sơn, Hồi thuốc lá, các loại dược liệu quí, các loại hoaquả cận nhiẹt đới, ôn đới đặcbiệt là thịt,sữa,gia súc.... -ĐBSH khác với Trung du miền núi phía Bắc lại có thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, nguồn nhân lực dồi dào đặc biệt có nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao chonên ĐBSH có khả năng cung cấp cho Trung du miền núi phía Bắc trước hết là nguồn lương thực, thực phẩm đặc biệt là thực phẩm từ biển; nguồn lao động với tay nghề cao, thiết bị công nghệ hiện đại ... Vì vậy, giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau, vừa là vùng nguyên liệu, vừa là vùng tiêu thụ của nhau.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads