Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn thương lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.
1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
2. Cho virus lại nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bệnh.
3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virus chủng B.
4. Kết quả thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
Laelia
01:11:42 16-Nov-2021
. Đáp án C.
Các phát biểu đúng: 1, 2, 4.
- Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chúng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.
- Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A.
- Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
* Hình ảnh thí nghiệm:
* Kiến thức cần nhớ:
- Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
- Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.
- Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
- Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicoprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vẻ ngoài gọi là virut trần.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?