Lập dàn ý: "Một kết thúc độc đáo, bất ngờ sẽ làm nên thành công cho tác phẩm". Hãy chứng minh qua "Lão Hạc" và "Chiếc lá cuối cùng"
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
Trang Trần
01:07:46 15-Jul-2021
A. Mở bài
- Để một truyện ngắn hấp dẫn, thu hút người đọc cần phải có những tình huống, chi tiết, nhân vật đặc sắc.
- Bàn về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Dựng được 1 tình huống đắc sắc là 1 một vấn đề sống còn đối với người viết truyện ngắn".
B. Thân bài
1. Giải thích
- Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế của câu chuyện. Tình huống này chứa đựng những mâu thuẫn, bất thường, thậm chí là nghịch lý trong cuộc sống của nhân vật.
2. Phân tích
- Mỗi câu chuyện đều có một tình huống truyện mà tác giả đặt ra để nhân vật của mình được bộc lộ tình cảm, bộc lộ những nhận thức của nhân vật.
- Người viết có thể tạo nên hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật. Thông qua đó, nhân vật bị buộc đưa ra lựa chọn, thể hiện tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhiều truyện ngắn, truyện dài chân thực. Truyện ngắn "Lão Hạc" là một truyện nổi tiếng của ông viết về người nông dân trước Cách Mạng Tháng 8.
- Nam Cao đặt nhân vật vào hoàn cảnh là m ột lão nông già yếu, cô đơn ⇒ tình cảnh bi đát. Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.
- Tình huống trong truyện khiến cho câu chuyện có sự chuyển biến. Làm thay đổi cả cuộc đời của lão Hạc đó là tình huống bán chó.
+ Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý. Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn. Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó. Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm.
+ Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng.
- Sau khi bán chó tâm trạng của lão Hạc nặng nề, lão khóc hu hu. Và chọn cái chết để giải thoát.
- Cái chết của lão Hạc cũng chính là vì tình huống bán đi cậu Vàng.
- Hay chúng ta thấy được truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng"- Ohenri cũng có một tình huống đảo ngược khá đặc sắc.
+ Lần đảo ngược tình huống thứ nhất: Giôn-xi đi từ trạng thái tiến dần đến cái chết bỗng lấy lại được nghị lực, lòng yêu đời, khát khao sống, bệnh tình thoát khỏi cơn nguy hiểm.
+ Lần đảo ngược tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men đang sống khỏe mạnh, không ai ngờ đến cái chết bất ngờ của cụ lại được thông báo vào kết thúc câu chuyện.
+ Hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ cho các nhân vật trong truyện và độc giả. Hai lần đảo ngược tình huống đều liên quan đến căn bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên chết vì bị sưng phổi. Có thể nói gắn với nghệ thuật đảo ngược tình huống là sự mâu thuẫn ẩn chứa trong câu chuyện. Sự đối lập tưởng chừng mâu thuẫn ấy lại hết sức có lý. Nó nảy sinh, xuất phát và quy tụ vào hai chữ Tình người. Chỉ có tình người mới là động lực mạnh mẽ nhất cho sự tồn tại chân chính và khả năng cứu rỗi của nghệ thuật.
C. Kết bài
- Để một câu chuyện hay những người nghệ sĩ sáng tạo ra đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, rất nhiều tâm huyết. Tạo ra những đứa con tinh thần mang được nhiều tiếng vang.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3