logo

Internal Rate of Return – IRR là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng Internal Rate of Return – IRR

53 điểm

NgọcAnh

Tiếng anh

Lớp 12

10đ

04:07:05 18-Jul-2021
Internal Rate of Return – IRR là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng Internal Rate of Return – IRR
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

nguyenngoc

04:07:49 18-Jul-2021

Định nghĩa - Khái niệm Internal Rate of Return – IRR là gì? Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỉ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiên tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền (cả dương và âm) từ một dự án cụ thể bằng không. Nói một cách khác, khoản đầu tư ban đầu sẽ bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai của khoản đầu tư đó. Internal Rate of Return – IRR là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - IRR. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp & Kế toán Chỉ số tài chính. Công thức - Cách tính IRR = r1 + NPVr1 * (r2 – r1) / (NPVr1 – NPVr2) Trong đó: r1 tỷ suất chiết khấu nhỏ tại đó NPV>0 r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn tại đó NPV <0 NPVr1 là giá trị hiện tại thuần khi tỷ suất chiết khấu là r1 NPVr2 là giá trị hiện tại thuần k hi tỷ suất chiết khấu là r2. Ý nghĩa - Giải thích Internal Rate of Return – IRR nghĩa là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - IRR. IRR là một số liệu được sử dụng để ước tính khả năng sinh lời của một khoản đầu tư tiềm năng. Nếu IRR lớn hơn hoặc bằng với chi phí vốn, công ty sẽ coi dự án đó là một khoản đầu tư tốt. Giả sử, tất cả dự án đều yêu cầu một khoản đầu tư bằng nhau, dự án nào có mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên. IRR đề cập đến suất thu lợi nội tại, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án nên loại trừ các yếu tố như lạm phát, hoặc các rủi ro tài chính khác nhau… Mặc dù IRR là một số liệu rất phổ biến trong việc ước tính lợi nhuận của dự án, nhưng nó có thể gây hiểu nhầm nếu sử dụng một mình. Tùy thuộc vào chi phí đầu tư ban đầu, một dự án có thể có IRR thấp nhưng có giá trị hiện tại ròng (NPV) cao. Một vấn đề khác khi sử dụng IRR để so sánh các dự án có thời gian khác nhau. Ví dụ, một dự án có thời gian ngắn có thể có IRR cao, làm cho nó có vẻ là một khoản đầu tư tuyệt vời, nhưng cũng có thể có NPV thấp. Ngược lại, một dự án dài hơn có thể có IRR thấp, thu được lợi nhuận chậm và ổn định, nhưng có thể thêm một khoản giá trị cho công ty theo thời gian. Một điểm rất quan trọng khác về tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là giả định tất cả các dòng tiền dương của dự án sẽ được tái đầu tư với cùng tỷ lệ với dự án , thay vì chi phí vốn của công ty. Do đó, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có thể không phản ánh chính xác lợi nhuận và chi phí của một dự án. Ví dụ mẫu - Cách sử dụng Ví dụ: Công ty A đầu tư một dự án 4 năm. Các thông số về dự án như sau: Vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 6 tỷ Năm đầu tiên, phải bổ sung VLĐ là 0.5 tỷ. Số VLĐ này sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của DA. Trong suốt mỗi năm từ Năm 1 – Năm 4, dự án sẽ tạo ra dòng tiền là 2tỷ / năm. Tỷ suất chiết khấu của dự án là 10% Từ các thông số của dự án ta có: r=10% thì NPV= 0,23 Nếu r=0,15% thì NPV= -0,44. Ta có IRR= 10% + 0.23 * (15% – 10%) / (0.23 + 0.44) = 11.7% IRR > tỷ suất chiết khấu của dự án. Nên lựa chọn dự án.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm