logo

Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

154461 điểm

trần tiến

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

50đ

11:08:02 22-Aug-2021
Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

11:08:16 22-Aug-2021

1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả (Nguyễn Du), tác phẩm (Truyện Kiều). - Khái quát các đặc điểm của nhân vật: tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại bất hạnh, ngang trái. - Giới hạn phân tích (hai đoạn trích). 2. Thân bài: Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật a/ Tài sắc, tâm đức vẹn toàn: - Sắc đẹp: Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả người, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa... đã vẽ lên một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị... (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). - Tài năng: các biện pháp liệt kê, các động từ, tính từ giàu sắc thái gợi tả, biểu cảm.... đã khắc họa hình ảnh một cô gái đa tài, đa cảm, thông minh thiên bẩm; tài nào cũng ở độ xuất chúng, đỉnh cao........ (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). - Tâm đức vẹn toàn: + Ngoan ngoãn, đức hạnh, sống đúng nền nếp gia phong.... (dẫn chứng). + Thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân gửi trọn nỗi nhớ về Kim Trọng (dẫn chứng), về cha mẹ, gia đình (dẫn chứng) - Cuộc đời, số phận bất hạnh, ngang trái: + Dứt duyên với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em, rơi vào kiếp sống đoạn trường. + Cuộc sống cô đơn, bơ vơ, tội nghiệp nơi lầu Ngưng Bích không người trò chuyện, tâm sự (dẫn chứng). + Tâm trạng đau khổ, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng nơi cửa bể chiều hôm.... (dẫn chứng). b/ Đánh giá khái quát: - Đặc sắc về nghệ thuật (bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng từ ngữ, các điển tích, điển cố....., nghệ thuật tả người, tả cảnh ngụ tình....). - Khái quát về nội dung (khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp, tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại có nhiều bất hạnh, ngang trái). - Hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều là tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội Phong kiến. - Nguyễn Dụ ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của Kiều đồng thời đồng cảm với nỗi bất hạnh của nàng. Chính vì thế Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả, sống mãi với thời gian. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề đã phân tích. - Cống hiến, đóng góp của tác giả, sức sống của tác phẩm. - Cảm xúc, suy ngẫm của người viết về nhân vật, tác phẩm.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads