Hai bài thơ “Ngắm trăng” ( Hồ Chí Minh) và “ Đồng chí” ( Chính Hữu) đều có hình ảnh trăng trong câu. thơ cuối bài. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh trăng ở hai câu. thơ đó.
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
tam nguyen
02:08:23 12-Aug-2021
1.Về hình thức
- Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận văn học cảm nhận về một hình ảnh thơ.
- Cách trình bày cảm nhận mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên, sâu sắc về ý nghĩa mỗi hình ảnh thơ ở trong từng câu thơ.
2. Về nội dung
Học sinh có thể có những cảm nhận riêng, trình bày theo cách lập luận khác song cần đạt các ý cơ bản sau:
- Ở bài “Ngắm trăng” ( Hồ Chí Minh):
+ Hình ảnh trăng hiện lên trong cái nhìn của Bác- một chiến sĩ cách mạng đang sống trong cảnh ngục từ cực khổ, tăm tối. Trăng được nhân hóa như một con người có gương mặt, có ánh nhìn, có tâm hồn, có niềm đồng cảm trước tình người dành cho trăng. Trăng với người chủ động giao hòa mãnh liệt ( chú ý phân tích giá trị gợi tả của các từ ngữ trong bản phiên âm: Nguyệt tòng song khíc khán thi gia).
+ Trăng không chỉ là hình ảnh tả thực của thiên nhiên, là vẻ đẹp để thưởng thức mà thành bạn tri kỉ của con người, biến tâm hồn người tù trở thành tâm hồn thi sĩ trong cuộc giao hòa với trăng trong tưởng tượng. Như vây từ hình ảnh trăng mà thấy được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay khi ở trong cảnh ngục tù tăm tối.
- Ở bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu):
+ Hình ảnh trăng hiện lên trong cái nhìn của người lính vệ quốc những đêm phục kích giặc thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đêm khuya, vầng trăng vẫn chiểu tỏa xuống xuống rừng hoang sương muối, có lúc vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần như treo lơ lửng ngay trên đầu mũi súng của người lính (chú ý phân tích phép tiểu đối, cách ngăt nhịp, cách dùng từ trong câu thơ: Đầu súng trăng treo).
+ Hình ảnh trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, yên bình, lãng mạn. Hình ảnh trăng đi liền với súng gợi lên ý ngĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng...Như vậy hình ảnh thơ trở thành một biểu tượng đẹp cho sức mạnh của tình đồng chí đồng đội, cho vẻ đẹp tâm hồn người lính lãng mạn, yêu đời, yêu nước trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ hiểm nguy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?