logo
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng

50 điểm

Hiếu trần

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

50đ

01:09:47 30-Sep-2023

Dưới đây là một đoạn trong « Chuyện người con gái Nam Xương » ( Nguyễn Dữ ) ... 

« Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. »... 

( Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2011) 


câu. 1. Trong văn bản, lời thoại trên đã kết thúc cuộc sống nơi trần gian của Vũ Nương. Việc tác giả sáng tạo thêm phần cuối về cuộc sống của Vũ Nương ở dưới thủy cung. Em hãy cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó ? 


câu. 2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào ? Ghi lại ngắn gọn ( khoảng 6
câu.) suy nghĩ của em về những phẩm chất của nhân vật Vũ Nương được thể hiện qua lời thoại đó. 


câu. 3. Trong truyện chi tiết « cái bóng » làm nên giá trị nghệ thuật xuất hiện mấy lần ? Viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch khoảng 10 đến 12
câu., phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.

Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Hoàng Lê

11:10:19 16-Oct-2023

Câu 1: Ý nghĩa của việc tác giả viết thêm đoạn cuối cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung: Đó là một cái kết vô cùng có hậu.Vì nhân vật Vũ Nương được chuyển đến một môi trường mới dưới thủy cung và đã được giải oan. Vì vậy ý nghĩa của việc sáng tạo thêm cái kết trên góp phần hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp nhân cách cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. Đồng thời phần nào thực hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân với tục ngữ: "Ở hiền gặp lành". Cuối cùng là xây dựng nên kết thúc có hậu đối với nhân vật Vũ Nương, nhưng tính bi kịch vẫn không vì thế mà giảm đi mà vẫn tiếp tục diễn ra và thử thách Vũ Nương. Câu 2: Lời thoại trên được viết trong hoàn cảnh Vũ Nương đang trăn trối trước khi tự vẫn. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương qua lời thoại trên: Có lẽ Vũ Nương được coi là đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ thời bấy giờ, ta thấy rằng đối với xã hội thời xưa không chỉ có Thúy Kiều đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ nhưng khi đến với "người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta lại thấy thêm một Vũ Nương, ấy là người phụ nữ tài sắc, ấy là người phụ nữ luôn giữ gìn cốt cách, đặc biệt là người phụ nữ luôn coi trọng danh tiết của mình. Tại vì sao người con gái ấy lại luôn giữ cho mình ngọn lửa kiêu hãnh? Bởi vì Vũ Nương luôn tôn trọng cái đạo, cái thiện, nàng sẵn sàng kết liễu cuộc đời để bảo vệ trinh tiết. Dù cho nàng có ra đi Vũ Nương vẫn luôn châm niệm khi muốn hóa thân vào những nhân vật đại diện cho cái đẹp cái phúc của nhân loại. Đặc biệt lời hứa hẹn, lời nguyện thề cũng cho thấy sự kiên quyết trong việc đấu tranh để bảo vệ lẽ phải của bản thân. Là một người con gái bạc mệnh Vũ Nương vẫn sử dụng cái bạc mệnh đó để xây dựng nên giá trị trong con người Vũ Nương. Câu 3: Chi tiết cái bóng làm nên giá trị nghệ thuật xuất hiện 3 lần Viết đoạn văn 10 -12 câu Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật được coi là linh hồn của tác phẩm "Người con gái Nam Xương" trong đó là những sáng tạo, những độc đáo, đặc biệt luôn chứa đựng vô vàn ý nghĩa nhân văn. Bởi được coi là chi tiết đắt giá thế nên "cái bóng" đã được tác giả ấn định ngay đầu tác phẩm với tác dụng thắt nút câu chuyện từ đó xây dựng nên tình huống đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm. Cái bóng tái hiện trong lời nói bông đùa của Vũ Nương khi nói chuyện với người con. Những lần bé Đản hỏi về người cha, Vũ Nương chỉ hướng tới cái bóng mình trên vách và nói với Đản đó là cha của Đản. Sống trong cảnh xa chồng, Vũ Nương ngày ngày mong mỏi sự xuất hiện của chồng tiềm ẩn trong suy nghĩ ấy luôn có bóng hình của chồng bên cạnh luôn kề vai sát cánh cùng nàng. Đau đớn thay không ngờ bởi lời nói bông đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Đặc biệt chi tiết cái bóng không chỉ là sợi dây thắt nút câu chuyện mà nó cũng là chi tiết ấn tượng để cởi nút câu chuyện.Vũ Nương được giải oan cũng như hình tượng cái bóng: một đêm phòng không vắng vẻ, bé Đản chỉ bóng người cha mình trên vách nói rằng cha đản lại đến.Trương Sinh dường như giờ đây với tỉnh ngộ ra, chàng thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được hoàn toàn giải quyết. Có thể nói rằng: Cái bóng là hiện thân của hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay vô ý của Trương Sinh. Cũng là chi tiết này đã tạo nên sự bất ngờ, sự biến chuyển cho câu chuyện. Nó là cơ sở quan trọng để tạo nên thành công trongnghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads