logo

Đọc hiểu Tĩnh dạ tứ

20 điểm

HuongLy

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

04:12:43 21-Dec-2021
Đọc hiểu Tĩnh dạ tứ
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

Bùi Gia Bảo

04:12:45 21-Dec-2021

ĐỀ 1: a. Chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ. c. Yếu tố “nguyệt” trong bài thơ nghĩa là gì? Yếu tố còn có nghĩa nào khác không? Lấy VD. d. Dựa vào 4 động từ nghi, cử, đê, cúi chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc của bài thơ. e. Qua bài thơ, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương của tác giả. GỢI Ý: a. Phiên âm: Sàng tiền minh quyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. b. Cặp từ trái nghĩa: Cử ngẩng >< Đê cúi c. Yếu tố “nguyệt” trong bài nghĩa là trăng. Ngoài ra, “nguyệt” còn có nghĩa là tháng. VD: nguyệt báo hay nguyệt san tờbáo/tạpchírahàngtháng,… d. - Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi ngỡ, vọng nhìn, đê cúi, tư nhớ. - Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động. + Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận + Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ + Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng → Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ. e. Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thuở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

NgọcDiep

04:12:11 21-Dec-2021

ĐỀ 1: a. Chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ. c. Yếu tố “nguyệt” trong bài thơ nghĩa là gì? Yếu tố còn có nghĩa nào khác không? Lấy VD. d. Dựa vào 4 động từ nghi, cử, đê, cúi chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc của bài thơ. e. Qua bài thơ, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương của tác giả. GỢI Ý: a. Phiên âm: Sàng tiền minh quyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. b. Cặp từ trái nghĩa: Cử (ngẩng) >< Đê (cúi) c. Yếu tố “nguyệt” trong bài nghĩa là trăng. Ngoài ra, “nguyệt” còn có nghĩa là tháng. VD: nguyệt báo hay nguyệt san (tờ báo/tạp chí ra hàng tháng),… d. - Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ). - Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động. + Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận + Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ + Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng → Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ. e. Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thuở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm