logo

Đọc hiểu Mẹ và quả

20 điểm

HuongLy

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:56 19-Dec-2021
Đọc hiểu Mẹ và quả
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

03:12:52 19-Dec-2021

MẸ VÀ QUẢ Nguyễn Khoa Điềm “…Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?” 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? Phần II. Làm văn: Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào..." (Quà tặng cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 2: Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: Câu PHẦN I 1 Biểu cảm. 2 Thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ. 3 - So sánh:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống - Ẩn dụ: Quả xanh non – sự dại dột chưa trưởng thành của người con. - Tác dụng: +Làm nổi bật công lao to lớn của mẹ, sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào. Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. + Lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ... 1. 1. Về kĩ năng - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: + Tóm tắt nội dung câu chuyện: - Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học tò cũ và thầy giáo già. - Câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng. + Ý nghĩa câu chuyện - Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ. Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). - Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội. + Bài học cho bản thân về lòng biết ơn. - Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ em nên người. - Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất. 2. 1) Yêu cầu: a, Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. b, Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến. B. Thân bài : * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích). * Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . 2) Thang điểm. - Điểm 9-10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 5-6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3-4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm