I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
HỒN QUÊ
Ta về nương gió đồng xanh
Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..
Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn
Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..
Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng
Tạc vào giữa chốn mênh mông
Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu
Ta về tìm thưở dấu yêu
Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa
Cánh diều no gió tuổi thơ
Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào
Đêm trăng lòng dạ nôn nao
Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung
Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn..
Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..
Bao nhiêu năm sống thị thành
Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!
(Hảo Trần)
Câu 1. (1,0 điểm) Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Xác định từ láy có trong những dòng thơ in đậm
Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn
Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..”
Câu 4. (2,0 điểm) Suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ hai dòng thơ cuối:
“Bao nhiêu năm sống thị thành
Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!”
1 Thể thơ: lục bát
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
2 Các từ láy có trong những câu in đậm: nôn nao, vang vọng, nhớ nhung, thăm thẳm, chòng chành.
3 - Biện pháp tu từ nhân hóa: đất thở bộn bề, tiếng đêm âm hưởng, cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun.
- Tác dụng: Diễn tả âm thanh sống động khi đêm về ở quê.
4 HS trình bày theo suy nghĩ của cá nhân nhưng phải hướng đến nội dung: Dù sống xa quê nhưng trong lòng tác giả tình quê vẫn đậm đà.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?