logo

Đọc hiểu Cuộc chia tay của những con búp bê

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:23 21-Dec-2021
Đọc hiểu Cuộc chia tay của những con búp bê
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

03:12:10 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ... a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai? d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? e. Tìm từ đồng nghĩa với từ “giận dữ”? g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? GỢI Ý: a. - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê - Tác giả : Khánh Hoài b. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c. - Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ: Thành d. - Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: khe khẽ; tru tréo e. - Từ đồng nghĩa với từ “giận dữ” là: tức giận, thịnh nộ g. * Nội dung chính của đoạn văn trên là: - Nỗi đau buồn của Thủy khi cha mẹ li hôn và sự giận dữ của em khi phải chia cả những con búp bê- đồ chơi gắn bó với hai anh em. (Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nói được cơ bản những nội dung trên). ĐỀ SỐ 2: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít. a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? c. Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ những ai? d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? e. Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ hay đẳng lập? g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? GỢI Ý: a. - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê - Tác giả : Khánh Hoài b. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c. - Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ: Thành và Thủy d. - Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: đăm đăm, thút thít. e. - Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ g. - Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nỗi buồn đau, lưu luyến của Thủy khi phải rời xa mái trường, xa cô giáo và các bạn của em. ĐỀ SỐ 3: Câu 1: Cho đoạn văn sau: “...Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua , lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. c. Từ văn bản trên, em thấy: - Trẻ em cần có những quyền cơ bản nào? - Trách nhiệm của trẻ em ngày nay là gì. Câu 2: Từ đoạn trích trên: a. Xác định những từ láy. b. Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận trong những từ láy vừa tìm được. c. Chỉ ra tác dụng của những từ láy đó GỢI Ý: 1a - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Tác giả: Khánh Hoài 1b - Nội dung của đoạn trích: Tâm trạng đau đớn, buồn bã, khổ sở và bất lực của hai anh em Thành và Thủy. 1c *** Nêu quyền và trách nhiệm của trẻ em ngày nay - Quyền của trẻ em ngày nay: Có quyền được sống hạnh phúc, được học hành, được vui chơi; được sống trong hòa bình... - Trách nhiệm: Vâng lời, lễ phép với ông, bà, cha ,mẹ, thầy cô; chăm chỉ học tập; có ý thức bảo vệ của công; … 2a - Những từ láy trong đoạn trích: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi 2b Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận - Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm - Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi 2c Tác dụng của những từ láy trên: - Tăng sức gợi hình, nhấn mạnh tâm trạng buồn bã, đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật Thủy cũng như Thành. - Đồng thời thể hiện được tình cảm anh em gắn bó, không muốn rời xa nhau. ĐỀ SỐ 4: I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi: – Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. – Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: – Không phải chia nữa. Anh cho em tất. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập I, trang 21, 22) 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 3. Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích. 4. Xác định quan hệ từ trong câu:“Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.” 5. Xét về mặt nội dung, tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? 6. Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng. “Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” 7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? Vì sao? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Cảm nghĩ về tình cảm anh em của Thành và Thủy trong văn bản nêu trên. GỢI Ý: 1 - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. 2 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 3 - Tìm đủ 4 từ láy: Trong các từ láy sau (mảnh mai, thoăn thoắt, lẹp kẹp, líu ríu, loạng choạng, dịu dàng, mãi mãi). 4 - Quan hệ từ: Nhưng, và. 5 - Xác định tính mạch lạc trong đoạn văn. Học sinh chỉ cần xác định được 1 trong các ý sau: + Các câu, các đoạn đều cùng nói về đối tượng là hai anh em Thành và Thủy. + Các câu, các đoạn đều cùng nói về tâm trạng, thái độ của hai anh em Thành và Thủy. + Các câu, các đoạn đều cùng nói về việc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. 6 - Phép tu từ: + Điệp ngữ. + Chỉ ra từ ngữ: xa nhau, một giấc mơ. - Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác sợ phải chia xa của Thành và Thủy. 7 - Học sinh thể hiện được ý kiến cá nhân về sự lựa chọn có (chia đồ chơi) hoặc không (chia đồ chơi) và giải thích được quan điểm đã lựa chọn một cách rõ ràng, hợp lý và thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. TLV Dàn ý: Cảm nhận về tình anh em giữaThành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê 1. Mở Bài - Tuổi thơ của mỗi người đều gắn với một mái gia đình ấm áp. Trong đó, tình cảm anh chị em luôn gắn bó, tươi đẹp. - Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em thắm thiết của Thành và Thủy trong truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một tác phẩm đạt Giải thưởng Quốc tế văn học viết về Quyền trẻ em. 2. Thân Bài a. Hoàn cảnh của nhân vật Thành và Thủy: • Hai anh em ruột vốn gắn bó và yêu thương nhau rất mực. • Bố mẹ chia tay, hai anh em cũng phải chia tay. • Thủy có thể sẽ không còn được đi học. b. Cảm động khi Thành và Thủy hồi tưởng bao kỷ niệm: • Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; võ trang cho vệ sĩ để canh cho anh ngủ => Thủy rất thương anh. • Thành giúp em mình học; chiều nào Thành cũng đón em đi học về, vừa đi vừa nói chuyện => Thành chăm sóc chu đáo cho em gái. c. Nỗi xót xa khi Thành và Thủy phải chia đồ chơi: • Thành nhường hết cho em. • Thủy không chịu chia rẽ hai con búp bê. • Cảnh tượng nhói lòng, vừa cho thấy tình anh em gắn bó, vừa tô đậm nỗi đau chia ly của trẻ thơ. d. Tình cảm anh em của Thành và Thủy trong cảnh Thủy chia tay lớp học: • Những cảm xúc đẹp về tình cô trò, tình bạn bè trong sáng. • Nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. 3. Kết Bài • Nhà văn thành công khi miêu tả tình anh em gắn bó trong mái gia đình. • Từ đó, kh ẳng định tuổi thơ phải được sống trong yêu thương và hạnh phúc. - Hết- ĐỀ SỐ 5: Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ... Câu 1: Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Truyện có chứa đoạn văn bản trên được kể ở ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì? Câu 3: Kể tên các loại từ láy mà em đã học Câu 4: Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? Câu 5: Qua truyện có chứa đoạn văn bản trên, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? Câu 6: Theo em bố mẹ bạn Thủy đã vi phạm quyền gì của trẻ em mà lẽ ra Thủy phải được hưởng? Câu Nội dung 1 Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê Tác giả : Khánh Hoài 2 * Ngôi thứ nhất * Tác dụng: Giúp việc thể hiện suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật dễ dàng, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn. 3 * Hai loại từ láy: Láy toàn bộ ; láy bộ phận. 4 * Từ láy: khe khẽ; tru tréo, thỉnh thoảng. - Từ láy bộ phận: tru tréo, thỉnh thoảng. - Từ láy toàn bộ: khe khẽ. 5 - Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. - Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. 6 - Thủy sau khi về quê sẽ không được đi học nữa, em sẽ phải ra chợ để bán hoa quả. - Bố mẹ Thủy đã vi phạm vào quyền được học hành, vui chơi của trẻ em (Công ước LHQ về quyền trẻ em ) ĐỀ SỐ 6: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá.lâu nay mải vui chơi lũ bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em. Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài ) Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn? Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn sau: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” Câu 4. Từ nội dung đoạn trích em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ GỢI Ý: Câu 1 - Văn bản chứa đoạn trích thuộc kiểu văn bản: Nhật dụng - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự Câu 2 Nội dung của đoạn trích: Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em Thành và Thủy Câu 3 - Chỉ rõ biện pháp tu từ: Những câu vănsử dung phép tu từ: Điệp ngữ + Từ “xa cách”, “một giấc mơ ” lặp lại hai lần - Tác dụng: Nhấn mạnh điều suy nghĩ của người anh, đau đớn với một điều sắp xảy ra: Sự chia lìa của hai anh em đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy. Câu 4 HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu niềm hạnh phúc của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức - Cha mẹ là niềm hạnh phúc mà con có được, là người những chịu thương chịu khó nhất, là người phải gồng mình gánh vác gia đình, là người cho con người sống, cho con nghị lực, cho con mọi thứ tốt đẹp nhất trên đời… - Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là cócha mẹ và còn chamẹ bên cạnh chúng ta. Niềm vui sướng khi được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình. Được đi học Được cha mẹ quan tâm ,cha mẹ chăm sóc dạy dỗ... - Tình yêu củacha mẹ là vô điều kiện sẽ không bao giờ mất đi dù cho con có làm bất cứ điều gì mẹ cũng không trách. - Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với cha mẹ: Giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách,… - Ai còn cha mẹ xin đừng làm cha mẹ khóc vì với riêng bản thân em chamẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được. ĐỀ SỐ 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. ... Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ: - Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! Tôi nhìn em buồn bã: – Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên: – Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”… a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào? b. Nêu nội dung của đoạn trích? c. Từ in đậm trong câu sau thuộc kiểu cấu tạo từ nào: “Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à?” d. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được những mâu thuân ấy không? Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì? GỢI Ý: a. a. Phương thức biểu đạt: tự sự b. Nội dung đoạn trích: kể về việc hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi c. Từ “chia rẽ”: từ ghép đẳng lập d. *** Khi thấy anh chia 2 con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ, lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn? - Lúc đầu tru tréo, giận dữ vì không muốn 2 con búp bê chia tay nhau vì từ khi về nhà, 2 con búp bê luôn thân thiết, chưa phải chia tay ngày nào. - Sau đó: Thuỷ lại dịu lại và cũng không đồng ý việc anh nhường hết búp bê cho mình vì như thế thì Lấy ai gác đêm cho anh. Thương anh Thuỷ rất bối rối sau khi đã tru tréo lên giận dữ ->Sự mâu thuẫn rất tinh tế, rất trẻ thơ của Thuỷ. *** Theo em có cách nào giải quyết mâu thuẫn ấy không? - Gia đình Thuỷ phải được đoàn tụ, 2 anh em không phải chia tay, 2 con búp bê cũng không phải xa nhau. *** Kết thúc truyện, Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết ntn? Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ và tình cảm gì? - Đặt con vệ sĩ cạnh con em nhỏ, chúng không bao giờ phải xa nhau. => Sự gắn bó bền chặt, không thể rời xa của 2 anh em. Chi tiết này còn gợi trong lòng người đọc tình thương cảm đối với 1 em gái giàu lòng vị tha, nhân hậu: vừa thương anh, vừa thương những con búp bê. Thà mình chịu chia lìa chứ không để những con búp bê phải chia tay. Mình có thể chịu thiệt thòi để anh luôn có con vệ sĩ gác cho ngủ yên giấc mỗi đêm. Chúng ta cũng không khỏi cảm thấy đau xót, tại sao các em lại phải xa cách trong khi các em không muốn. Sự chia tay đó là rất vô lý, không nên có.  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm