logo

Đọc hiểu Chủ đề: Tục ngữ

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:20 21-Dec-2021
Đọc hiểu Chủ đề: Tục ngữ
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

03:12:13 21-Dec-2021

Phần I. Đọc hiểu: Cho câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 1. Câu tục ngữ trên được xếp vào thể loại văn bản nào? Nêu khái niệm thể loại văn học đó? Câu 2. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ trên? Câu 3. Câu tục ngữ trên sử dụng kiểu câu nào? Tác dụng? Câu 4. Nêu nội dung của câu tục ngữ? Câu 5. Từ câu tục ngữ trên em hãy rút ra bài học cho bản thân? Phần II. Làm văn Dân ta luôn sống theo đạo lí: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. GỢI Ý: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU 1 - Thể loại: Tục ngữ - Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, giàu nhịp điệu, hình ảnh. Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời sống và được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. 2 - BPNT: ẩn dụ 3 - Kiểu câu: rút gọn. - Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động là của chung mọi người. 4 - Khi được hưởng thành quả (vật chất, tinh thần) nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 5 - Lòng biết ơn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. - Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. -Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô.. - Là học sinh cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng các hành động cụ thê thiết thực: tích cực học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội… PHẦN II. LÀM VĂN Xác định đúng, đầy đủ các luận điểm của bài viết: 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" + Nghĩa đen: Ăn trái thơm quả ngọt phải nhớ ơn người đó trồng cây đó. + Nghĩa bóng: Khi ta được hưởng những thành quả vật chất và tinh thần thỡ ta phải biết ơn những người làm ra thành quả đó. + Uống nước nhớ nguồn : Khuyên người ta phải luôn nhớ tới cội nguồn của mình. -> nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ 2. Chứng minh câu tục ngữ. - Lòng biết ơn thể hiện trong mỗi gia đình: ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. - Dân tộc ta ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước các chiến sĩ chiến đấu và hi sinh. - H/s ghi nhớ công lao dạy dỗ của thầy cô ĐỀ SỐ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất tấc vàng - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích GỢI Ý: 1. - Thể loại: Tục ngữ - PTBĐ chính: Nghị luận 2. - Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ 3. - Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ - Rút gọn thành phần chủ ngữ 4. - Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà 5. HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật ĐỀ SỐ 3: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5) Câu 1: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu 4: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em biết GỢI Ý: 1. - Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất 2. - Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc) - Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng 3. - Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm. 4. HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất: + Rét tháng ba bà già chết cóng + Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. + Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa ĐỀ SỐ 4: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chết trong còn hơn sống đục - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? Câu 2: Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng. Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. GỢI Ý: 1. - PTBĐ: Nghị luận 2. - Cặp từ trái nghĩa: sống >

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm