logo

Đọc hiểu Cảnh khuya

20 điểm

HuongLy

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:39 21-Dec-2021
Đọc hiểu Cảnh khuya
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

03:12:46 21-Dec-2021

Cho câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa 1. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ. 2. Bài thơ em vừa chép là bài thơ nào? 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bức chân dung tự họa của chủ thể trữ tình được thể hiện trong hai câu thơ cuối? 5. Kể tên một bài thơ viết về Bác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Nêu tên tác giả. Gợi ý: 1. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 2. - Bài thơ Cảnh khuya 3. - Biện pháp tu từ: + So sánh: tiếng suối trong- tiếng hát xa + Điệp ngữ lồng. - Tác dụng của biện pháp tu từ: + làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. + NT so sánh: gợi không gian tĩnh lặng, thanh bình, tiếng suối trong trẻo, du dương, gợi cảm giác xa mà gần gũi. + Điệp từ lồng: sự đan cài, giao hòa, hòa quyện của thiên nhiên. Bóng trăng, bóng cây, bóng lá và bóng hoa in lồng tạo thành một bức tranh đẹp. + Cảnh vật vận động đầy sức sống, thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, có hình khối đường nét. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên của HCM. 4. Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, của thi nhân: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". – Hai chữ ‘chưa ngủ’ là nỗi thao thức, là tâm trạng. ‘Chưa ngủ’ vì ‘cảnh khuya như vẽ’ đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. ‘Chưa ngủ’ còn vì một nỗi sâu xa hơn vì ‘lo nỗi nước nhà’. Hai câu cuối bài ‘Cảnh khuya’ đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: ‘Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên’. – Hai chữ ‘chưa ngủ’ cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu ‘chưa ngủ’ triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tĩnh giữa cảnh khuya suối rừng. – Tâm trạng ‘lo nỗi nước nhà’ là tình cảm ‘ưu ái’ của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến: ‘Lòng riêng riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng’ 5. - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm